Tội phạm mua bán người đang ngày càng tăng lên, chính vì vậy, các cơ quan chức năng đang đưa ra đề pháp sửa đổi tội danh để đấu tranh hiệu quả với tội phạm mua bán người.
Sửa đổi tội danh để đấu tranh hiệu quả với tội phạm mua bán người |
Còn nhiều “tảng băng chìm”
Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự, năm 2013 toàn quốc phát hiện 507 vụ mua bán người với 697 đối tượng/982 nạn nhân, tăng 20 vụ/99 nạn nhân so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, cả nước phát hiện 301 vụ mua bán người với 382 đối tượng/651 nạn nhân, tăng 42 vụ, 49 đối tượng và 55 nạn nhân so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất phát từ tình hình phức tạp cũng như tính đặc thù của tội phạm mua bán người, thời gian qua Đảng, Nhà nước, ngành Công an cũng như các Bộ, ngành chức năng đã đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống mua bán người, đồng thời nỗ lực xây dựng, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật cho phù hợp thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh, làm công cụ pháp lý cho các cơ quan thực thi pháp luật trong công tác phòng, chống mua bán người. Cụ thể, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, trong đó tập trung đấu tranh, xử lý nghiêm minh các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về tham nhũng, tội phạm về ma túy... và tội phạm mua bán người.
Năm 2009, Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi, bổ sung đã quy định rõ tội mua bán người tại Điều 119 và tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em tại Điều 120, tạo tiền đề pháp lý cho các hoạt động phòng ngừa và đấu tranh. Ngày 29/3/2011, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống mua bán người, đồng thời giao Chính phủ ban hành 1 Nghị định (Nghị định số 6/2012/NĐ-CP) hướng dẫn về công tác xác định, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
Xử lý nghiêm tội phạm mua bán trẻ em
Các Bộ, ngành chức năng cũng ký kết 2 Thông tư liên tịch trong các năm 2013 và 2014 nhằm hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người trong lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử. Ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống mua bán người, Bộ Công an đã tổ chức tập huấn cho lực lượng công an toàn quốc, đồng thời Bộ trưởng Bộ Công an cũng ra Chỉ thị về thi hành Luật Phòng, chống mua bán người. Lực lượng cảnh sát hình sự, bộ đội biên phòng và các cơ quan tiến hành tố tụng đã vận dụng BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 vào quá trình điều tra, xử lý tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em.
Tính đến nay, Việt Nam ký được 4 Hiệp định song phương về phòng, chống mua bán người với các nước Thái Lan, Campuchia, Lào và Trung Quốc. Việt Nam cũng đã tham gia phê chuẩn Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị hành vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Nghị định thư Palermo) của Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, phải thừa nhận tỷ lệ tội phạm “ẩn” về mua bán người được cho là còn khá nhiều. Việc thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2013 cũng chưa có thống kê và đánh giá được tính hiệu quả về thực tiễn và pháp lý...
Đề xuất sửa thành tội “Buôn bán người”
Tình hình tội phạm mua bán người được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều phương thức thủ đoạn mới thông qua các loại hình như môi giới kết hôn, xuất khẩu lao động, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài... cùng với tình trạng di cư tự do trên thế giới, tự ý vượt biên tại Việt Nam tìm việc làm, lấy chồng nước ngoài và các yếu tố về kinh tế-xã hội, địa lý, nhận thức và cả yếu tố về pháp luật vẫn là các lĩnh vực mà tội phạm mua bán người triệt để lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
Bởi thế, để phù hợp với tình hình mới và nhất là tương thích với pháp luật quốc tế (Nghị định thư Palermo), Thac sĩ Nguyễn Thị Ngọc Yến (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho rằng, cần sửa đổi tội “Mua bán người” hiện hành thành tội “Buôn bán người”. “Tại Điều 119 BLHS nước ta quy định tội “Mua bán người”, còn pháp luật quốc tế lại là buôn bán người và đã được hầu hết các nước ký kết, thừa nhận, Việt Nam cũng ký kết, phê chuẩn. Như vậy, nội hàm của hai khái niệm có sự khác nhau sẽ ảnh hưởng đến vấn đề hợp tác quốc tế, đặc biệt nhiều nước chỉ cấm mại dâm trẻ em mà cho phép tồn tại mại dâm có kiểm soát, trong khi mua bán người phần lớn vì mục đích mại dâm”, bà Yến lý giải.
Đồng tình với đề xuất của bà Yến, Trung tá Khổng Ngọc Oanh (Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội - Bộ Công an) phân tích, BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng như Luật Phòng, chống mua bán người chưa đưa ra một khái niệm cụ thể, đầy đủ nào về tội phạm mua bán người. Quan điểm của các nhà làm luật coi hành vi khách quan của tội phạm mua bán người tại Điều 119 là dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi, mua bán người hoặc trẻ em ở Điều 120 như một loại hàng hóa.
Còn các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao, tiếp nhận chỉ là hành vi giúp sức, phải chứng minh được có sự trao đổi mua và bán để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất thì những hành vi này mới được coi là đồng phạm. Bằng không thường chỉ xử lý được ở tội danh khác như tội chứa mại dâm, tội bắt giữ người trái pháp luật... và không thống nhất xử lý được nếu trường hợp nạn nhân tự nguyện do quẫn bách hay quá khó khăn. “Đổi thành tội buôn bán người sẽ tương thích với luật pháp quốc tế và các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, tiếp nhận sẽ được coi là hành vi khách quan của tội phạm với thủ đoạn là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn ép buộc, lừa gạt, lạm dụng quyền lực, lợi dụng sự khó khăn, quẫn bách của nạn nhân hay bất kỳ một thủ đoạn nào khác”, ông Oanh bày tỏ.
Ủng hộ quan điểm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bà Marja Paavilainen (Trưởng Cố vấn kỹ thuật - Tổ chức Lao động Quốc tế) khuyến nghị thêm, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều 119 và Điều 120 BLHS, cần xem xét cấu thành thành tội phạm hình sự các hoạt động gồm có ý định vi phạm tội buôn bán người hoặc buôn bán trẻ em; tham gia với vai trò đồng phạm trong tội buôn bán người hoặc buôn bán trẻ em; tổ chức hoặc chỉ đạo người khác phạm tội buôn bán người hoặc buôn bán trẻ em.
Box: Ngày 18/8/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1427/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015. Bộ Công an và các Bộ, ngành chức năng đã xây dựng các Đề án và Kế hoạch thực hiện các Đề án của Chương trình trên các mặt công tác truyền thông, phòng ngừa đấu tranh, tiếp nhận hỗ trợ nạn nhân, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan và hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%