Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng, từ nhỏ đã được chiều chuộng nên không phải làm việc gì. Cộng với khả năng bẩm sinh, càng lớn nàng càng trở nên vụng về
Cứ mỗi dịp 8-3 về, cánh đàn ông lại ngồi nhắc nhau về chuyện chồng Nàng Bân để coi đó như một lẽ sống |
Tuy rằng là công chúa của Thiên Đình, mọi việc đều có kẻ hầu người hạ, nhưng xui cho nàng, Thiên Hậu vốn là người khó tính, suốt ngày ca cẩm trách mắng nàng.
Người đời có câu “đã dốt lại còn hay tự ái”, đúng thật. Bị mắng mãi nàng đâm ra tự ái, nằng nặc đòi xuống trần gian làm dân thường, để chứng minh rằng khả năng của nàng không thua kém mẹ con nhà nào. Cũng vì muốn cho con mình trưởng thành, Ngọc Hoàng và Thiên Hậu đồng ý giáng con xuống trần làm thứ dân một thời gian, coi như một khóa tôi luyện.
Xuống trần gian, Nàng Bân vẫn không cải thiện được tình hình, vụng vẫn hoàn vụng. Cũng hên cho nàng là được cái xinh xắn mũm mĩm, tuy có chậm chạp nhưng không đến nỗi quá ù lì, nàng cũng được một vài thanh niên trong làng để mắt đến.
Nhớ lời Thiên Hậu ngày xưa vẫn hay trì triết “hậu đậu thế sau này có mà cờ-hó nó lấy”, nàng cú lắm, thế là nàng quyết định lấy đại một tấm chồng để chứng minh cho Thiên Hậu biết rằng nàng cũng không hề đơn giản.
Lấy chồng được mấy hôm nàng mới chợt nhận ra rằng có chồng cũng khá thú vị, thỉnh thoảng cao hứng nàng lẩm bẩm “biết thế này thì mình lấy chồng trước Thiên Hậu”. Từ lúc nhận ra lấy chồng rất sướng, nàng trở lên yêu chồng lắm.
Thấy mùa đông giá rét đã đến, nàng thương chồng rét mướt nên quyết định đan cho chồng một tấm áo ấm. Nói là làm, nàng ra chợ mua len mua sợi, mua kim... đầy đủ đồ nghề đan áo. Vốn vụng về, nàng đan đằng trước thì lại tuột đằng sau, len sợi rối như tơ vò. Nàng cứ lấy len ra chuẩn bị đan thì lại bị rối, gỡ rối xong thì cũng hết ngày, hôm sau lôi ra lại bị rối, lại ngồi gỡ hết ngày. Cứ thế, công việc đan áo của nàng chủ yếu là ngồi gỡ rối và lẩm bẩm chửi, đan chả được bao nhiêu.
Được cái là trong cái nhược cũng có cái ưu, với bản tính khá lỳ nên khi muốn làm gì là nàng quyết làm cho bằng được. Nàng bỏ bê công việc nội trợ để tập trung đan áo. Chồng nàng cú lắm nhưng vì vợ mới nên còn nể nang, chỉ đay nghiến thầm trong bụng.
Nàng hì hục đan suốt từ ngày này sang ngày khác, đan từ tháng chạp sang tháng giêng, tháng giêng sang tháng hai, đến khi xong thì đã sang tháng ba, hết mùa đông. Người hậu đậu như nàng mà đan xong cho ra hồn được cái áo thì cũng là phúc đức lắm rồi. Áo đan xong, nàng hí hửng gọi chồng vào phòng bảo thử áo. Những tưởng được chồng khen rồi “thưởng nóng” xứng đáng, ai dè lại bị chồng nổi nóng chửi te tua...
Có lẽ do bức xúc dồn nén lâu ngày, chồng nàng đã phải chịu rét suốt mùa đông, cơm thì bữa có bữa không, ngủ thì hôm chay hôm tịnh. Mà nàng bị chửi cũng xứng đáng, người ta đan một cái áo thường chỉ hết vài ngày, còn nàng thì đan suốt 3 tháng mùa đông.
Bị chửi, nàng khóc. Ngẫm lại thấy chồng nàng có lý, hết rét rồi thì cần gì áo của nàng nữa? Thương chồng, nàng càng khóc to hơn...
Ngọc Hoàng từ lúc giáng con gái xuống trần, Ngài vẫn âm thầm dõi theo. Biết chuyện, Ngọc Hoàng thương con gái lắm, bèn sai sứ giả nhà Trời xuống mật báo cho nàng rằng sắp tới Trời sẽ cho rét thêm đợt nữa, để bõ công nàng.
Nàng mừng như vừa lấy thêm được chồng nữa, nàng gọi chồng về thông báo rằng trời sẽ còn rét tiếp, rồi chồng sẽ phải dùng đến áo của nàng, để rồi đừng có mà coi thường nàng.
Vốn không biết vợ là người giời nên anh chồng chả tin, cho rằng vợ bị hâm, nói nhảm. Vì có khi nào trời rét sang tận tháng ba đâu? Nàng ra sức cảnh báo sắp rét, nhưng chàng cứ không tin, còn nối khùng lên định mang cái áo ra đốt. Bất quá, nàng thách: vậy nếu ngày mai trời trỏ rét thì chàng tính sao với thiếp?
Bởi không tin nên chàng nói đại cho bõ ghét: thì tôi sẽ tự nguyện hầu hạ cô một ngày, sẽ mua tặng lại cô cái áo hoặc cái gì cô thích, tôi sẽ tặng cả hoa cho cô, nói với cô những lời ngon ngọt và tôn cô lên một tầm cao mới. Được chưa, sao phải xoắn?
Nào ngờ, hôm sau trời trở rét thật. Thế là người chồng bị "vạ miệng", lỡ hứa rồi nên phải nghiêm túc thực hiện. Nguyên một ngày hôm đó người chồng phải hì hục đi chợ nấu cơm, rồi rửa bát quét nhà, giặt quần áo. Đã vậy, chàng còn bị vợ đòi tặng hoa, tặng quà, phải chúc lời hay ý đẹp. Chưa hết, đến cuối ngày, dù đã mệt lử nhưng chàng vẫn phải chiều nàng đến nơi đến chốn. Hôm đó là ngày 8/3, cái ngày mà chàng nhớ đến già. Còn với Nàng Bân, sau khi được một ngày chồng chiều chuộng đưa lên tận mấy xanh, thế là tiện đường nàng về trời luôn, không quay lại hạ giới nữa.
Kể từ đó, hàng năm cứ đến độ tháng ba, trời đang nắng ấm bỗng nhiên chuyển sang rét vài hôm, rất vô duyên. Đó là đợt rét thêm, đợt rét cuối mùa mà người đời gọi là rét Nàng Bân. "Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét Nàng Bân".
Và cũng kể từ đó, tháng ba hàng năm, cứ vào ngày mùng tám, tất cả đàn ông lại dành trọn một ngày để tôn vinh, để ghi nhận công lao của phụ nữ theo đúng cách mà chồng Nàng Bân đã làm.
(Cứ mỗi dịp 8/3 về, cánh đàn ông lại ngồi nhắc nhau về chuyện chồng Nàng Bân để coi đó như một lẽ sống: để được vợ đan cho một cái áo ấm thì cũng phải cắn răng chịu rét chờ đợi đến hết mùa đông, áo vợ tặng chỉ mặc được 1 lần nhưng phải trả một cái giá quá đắt, và quan trọng là đừng bao giờ hứa gì với vợ).
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Người đã làm 5 điều này là người rất xấu, cho dù có quan hệ họ hàng thì cũng nên cắt đứt
- Nha khoa Thẩm mỹ Vindental Luxury - Điểm đến bọc răng sứ thẩm mỹ chất lượng
- 5 con giáp sẽ vô cùng thịnh vượng trong năm 2025!
- Khi lấy vợ đừng cưới phụ nữ thuộc 3 con giáp này, nhất là con giáp thứ 3, “cả đời khổ cực, khó được hạnh phúc”?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?