“Sở trường của bạn là gì?” luôn thuộc top những câu hỏi bạn thường gặp trong phỏng vấn. Đây tưởng chừng như là một câu hỏi đơn giản nhưng thực tế có không ít ứng viên bối rối và có câu trả lời chưa tốt.
|
Sở trường (strength) là những điểm mạnh mà mỗi người sẽ có được do thiên bẩm hoặc thông qua học tập và rèn luyện. Đây là yếu tố mà nhà tuyển dụng thường mong muốn tìm hiểu ở ứng viên trong buổi phỏng vấn. Để tạo được ấn tượng tốt, bạn có thể ghi nhớ một vài cách trả lời sau từ gợi ý từ các chuyên viên tuyển dụng của website kiếm việc CareerLink.vn nhé.
Chọn một vài sở trường nổi bật nhất
Lý do bối rối là vì bạn không hiểu mục đích rõ của nhà tuyển dụng trong câu hỏi này từ đó gặp khó khăn để tiếp cận và phát triển câu trả lời. Họ muốn biết liệu bạn có biết điểm mạnh của mình không vì vậy hãy chọn một vài từ khóa nổi bật nhất. Cần tránh thói quen liệt kê quá nhiều vì sẽ không mang lại hiệu quả, ngược lại nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn đang trả lời một cách máy móc hoặc khoe khoang, thừa thông tin.
Đối với từng nhóm công việc sẽ có bộ kỹ năng cụ thể, ứng viên nên tận dụng và chọn lọc phù hợp. Nhóm công việc phân tích sẽ chú trọng các điểm mạnh như: tư duy phân tích, định hướng chi tiết, tư duy phản biệt,… Nhóm công việc sáng tạo sẽ cần tính linh hoạt, cởi mở và suy nghĩ khác biệt,… Trong khi nhóm ứng viên cần mạnh về kỹ năng truyền đạt, thuyết phục và tinh thần nhiệt huyết đối với công việc liên quan đến truyền thông.
Đưa ra các ví dụ chi tiết
Nếu chỉ dừng ở việc chia sẻ sở trường thôi thì vẫn không đủ cho câu hỏi “Sở trường của bạn là gì?”, vì nhà tuyển dụng cần biết bạn giỏi những kỹ năng này cụ thể như thế nào. Vậy nên cần đưa ra các ví dụ chi tiết, các con số, hay tỉ lệ %... ngay sau đó để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bạn. Có thể tiếp cận câu hỏi về điểm mạnh bằng các câu hỏi nhỏ sau:
- Những điểm mạnh đó là gì?
- Điểm mạnh được thể hiện trong công việc cũ vào giai đoạn nào?
- Bạn đã tạo ra những hiệu quả như thế nào cho dự án/hoạt động đó?
Cần nhớ rằng ví dụ càng rõ ràng thì bạn càng cho thấy bạn hiểu rõ về điểm mạnh của mình và nhìn thấy được những đóng góp của bản thân thông qua những điểm mạnh đó. Bằng cách này, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy đây đều là những thông tin được rút ra từ thực tế từ quá trình làm việc trước đó của bạn.
Phát triển câu trả lời thông minh
Mục đích lớn nhất mà nhà tuyển dụng muốn biết khi hỏi về điểm mạnh của bạn là để xem xét liệu có phù hợp với vị trí công việc và văn hóa doanh nghiệp hay không. Chính vì lý do này, bí quyết cho ứng viên đó là định hướng sở trường của mình theo đúng như những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và theo mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Hãy tận dụng những từ khóa trong tin đăng tuyển dụng để mở rộng câu trả lời, ghi điểm trong lúc phỏng vấn bằng cách thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu và nhận thấy sự phù hợp với doanh nghiệp.
Khiêm tốn và cầu tiến
Cuối cùng, mặc dù đây là câu hỏi về điểm mạnh nhưng ứng viên cần chú ý đến thái độ khi trả lời để tránh bị nhận xét là kiêu căng. Với tinh thần khiêm tốn và cầu tiến, bạn nên chú ý cách dùng từ ngữ để không làm nhà tuyển dụng cảm giác khó chịu.
Một ứng viên tiềm năng sẽ biết cách chứng minh rằng dù với những sở trường nổi bật nêu trên thì vẫn còn nhiều kỹ căng cần hoàn thiện và kiến thức cần tiếp tục học hỏi ở môi trường mới. Đây là lúc bạn cho nhà tuyển dụng thấy rằng giá trị của mình sẽ tiếp tục được phát triển trong điều kiện thuận lợi, với một vị trí công việc phù hợp.
Trên đây là 4 cách trả lời ghi điểm với câu hỏi về “Sở trường của bạn là gì?”. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tự tin chinh phục nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn sắp tới.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau cúng ông Công ông Táo? Cách lau dọn bàn thờ đón Tết đúng nhất?
- Tại lễ nhậm chức tổng thống của Donald Trump, người vui nhất không phải là ông mà là con trai tỷ phú Elon Musk
- Năm mới 2025, nhân viên thử việc có được thưởng Tết không?
- Cha mẹ thông minh hãy áp dụng 3 mẹo này để rèn luyện thói quen tốt cho con, khi lớn lên con sẽ nổi trội
- Cận Tết Nguyên Đán 2025: Dù dư dả đến đâu nhưng có 4 thứ tuyệt đối không nên cho bất cứ ai vay mượn
- Những đối tượng này được cấp thẻ BHYT miễn phí từ tháng 1/2025, không biết sẽ bị thiệt thòi
- 3 chiêu lừa đảo sát Tết Nguyên Đán 2025 khiến nhiều người 'sập bẫy', nên biết để tránh
- Thưởng Tết 2025: Ngành nào dẫn đầu và mức thưởng bao nhiêu?
- 3 trường hợp được miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này