Đó là kết quả buổi làm việc sáng (5/3) giữa Bộ GD-ĐT và Hiệp hội các trường NCL. Ông Văn Đình Ưng, Trưởng ban thông tin của Hiệp hội đã có trao đổi với PV.
Thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH (Ảnh: Lê Anh Dũng). |
- Xin ông cho biết không khí và kết quả buổi họp sáng nay giữa Hiệp hội và Bộ GD-ĐT?
Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sáng nay Hiệp hội và Bộ GD-ĐT đã có buổi làm việc xung quanh những kiến nghị khẩn thiết của Hiệp hội.
Buổi thảo luận bắt đầu từ 8h sáng đến hơn 12h, còn chưa muốn kết thúc. Song vì thời gian nên phải chốt lại một số vấn đề.
Nói chung không khí rất cởi mở và thân mật. Lãnh đạo Bộ rất chú ý lắng nghe. Phía Hiệp hội có ý kiến mềm mỏng, có ý kiến cũng bức xúc nhưng về phía Bộ và các cấp rất thân thiện. Bộ trưởng chia sẻ lãnh đạo Bộ phần nhiều hiện nay đều là học trò và thế hệ đi sau nên muốn học tập và lắng nghe ý kiến từ Hiệp hội.
Vấn đề Hiệp hội đưa ra sáng nay chủ yếu là những trọng tâm trước mắt để cứu hệ thống các trường NCL khỏi việc có thể phải đóng cửa.
Ở một số điểm hai bên đã tìm ra cách giải quyết như thuế. Thực tế, có trường phải nộp 25% cho thuế. Bộ trưởng cho biết văn bản miễn giảm thuế cho các trường đã được Bộ trưởng ký trình Chính phủ, chắc sẽ sớm được giải quyết.
Vấn đề thi tuyển sinh, quan điểm của Bộ trưởng cần tính toán phương án để cố gắng giảm cao nhất những xáo trộn với các trường.
Buổi làm việc cởi mở, tuy nhiên có những việc cần bàn tiếp....
- Những vấn đề “cần phải rà lại” ở trên cụ thể là gì, thưa ông?
Ví dụ như đề án thi tuyển sinh, hiệp hội đã gửi sang phương án thi tuyển sinh là chỉ cần kỳ thi tốt nghiệp THPT hiệu quả dựa trên đó để xét tuyển. Bộ trưởng nói đang xem xét đề án nhưng cũng mong muốn phải có thời gian nhiều hơn để nghiên cứu.
Có thể từ nay đến 2015 lộ trình vẫn là thi ba chung và điểm sàn. Nhưng cần tính toán làm sao để có được một lượng dôi dư thí sinh thỏa mãn nhu cầu tuyển sinh các trường.
- Như vậy những vấn đề trong sáng nay đã được hai bên thống nhất, thưa ông?
Sản phẩm của buổi hôm nay mới dừng ở việc ghi chép lại. Còn những kiến nghị lâu dài về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam của Hiệp hội chúng tôi chưa bàn.
Ông Văn Đình Ưng (Ảnh: Văn Chung)
Điểm trao đổi còn chưa đi đến sự thống nhất là có bỏ thi ba chung hay không.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc để điểm sàn thiếu căn cứ, nên bỏ sớm nhưng Bộ trưởng nói lộ trình còn phải cân nhắc, xem xét. Bộ có cả một ban sẽ nghiên cứu vấn đề này.
- Xin cảm ơn ông!
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%