Công nghệ phun cát mài đồ jeans vốn bị cấm từ năm 2009 vẫn còn được áp dụng trong các xưởng của Abercrombie & Fitch và American Eagle Outfitters đặt tại Trung Quốc.
Rò rỉ hình ảnh tố cáo loạt thương hiệu Mỹ sử dụng công nghệ gây chết người |
Mới đây, một cuộc điều tra đã cho thấy nguy cơ gây ra những cái chết hàng loạt của các công nhân tại xưởng của Abercrombie & Fitch và American Eagle Outfitters (AEO) đặt tại Trung Quốc. Cụ thể, camera bí mật đã ghi được hình ảnh các công nhân sử dụng công nghệ phun cát để mài đồ jeans và sử dụng trong "Denim Blues" - bộ phim tài liệu khắc họa điều kiện làm việc quá nghèo nàn cũng như những thiệt hại mang lại từ ngành công nghiệp đồ jeans tại tỉnh Tây An, Trung Quốc.
Theo đó, công nhân không chỉ bị thúc ép làm việc với tiến độ điên cuồng mà còn phải sử dụng công nghệ mài bằng máy phun cát. Đối với phương pháp mài quần áo bò bằng súng phun cát, đối tượng chịu ảnh hưởng về mặt sức khỏe đầu tiên chính là người lao động - người tiếp xúc trực tiếp với bụi cát khi mài quần. Đối với người tiêu dùng, mối nguy hại từ việc sử dụng quần bò mài bằng công nghệ phun cát còn tùy thuộc vào thuốc nhuộm và công nghệ mài. Sản phẩm quần áo jeans sau khi mài xong còn trải qua công đoạn giặt, hấp, là. Do đó, gần như không còn nguy cơ bụi cát còn dính lại ở sợi vải.
Nhưng điều đáng nói là vào năm 2011, American Eagle Outfitters (AEO) đã đồng thuận ý kiến tẩy chay công nghệ phun cát do Levi và H&M đề xướng. Đại diện của thương hiệu này còn phát biểu:"Từ giờ cho đến khi chúng tôi tin rằng phun cát thực sự an toàn, công nghệ này sẽ không còn được áp dụng nữa."
Ngay khi thực trạng tại các xưởng đồ jeans được công bố rộng rãi, American Eagle Outfitters (AEO) lên tiếng rằng họ sẽ ngưng sử dụng công nghệ phun cát nhưng không đưa ra thời gian cụ thể. Gần đây nhất, phát ngôn viên của AEO lên tiếng: "Chúng tôi đã điều tra kỹ lưỡng các nhà máy tại Tây An và xác nhận rằng tất cả các thiết bị phun cát đã được dỡ bỏ."
Trong khi đó, bên phía Abercrombie & Fitch lại đổ lỗi cho phía Trung Quốc và khẳng định rằng chính họ cũng không chấp nhận việc sử dụng công nghệ phun cát trong quá trình sản xuất đồ jeans. Trên trang web của thương hiệu này cũng tự tin: "Chúng tôi tự hào rằng chúng tôi đã luôn thực hiện đúng các cam kết về nhân quyền và lao động quốc tế, nhằm đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm của thương hiệu chúng tôi đã được sản xuất tại các cơ sở an toàn và có trách nhiệm."
Được biết công nghệ phun cát mài quần áo jeans sử dụng rộng rãi vào những năm 1990, 2000. Năm 2004, một bác sỹ Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra mối liên hệ giữa việc phun cát và bệnh silicosis - căn bệnh phổi chết người với nguyên nhân là hít phải silica - một khoáng chất có trong cát. Năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành lệnh cấm sử dụng phương pháp phun cát. Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới cũng ban hành lệnh cấm này. Tuy nhiên, hiện nó vẫn tồn tại ở Trung Quốc và nhiều quốc gia đang phát triển khác.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?