Để có được thành công, anh Viên đã chịu không ít thất bại khi tất cả số tắc kè đầu tiên nhập về đều chết sạch.
Nuôi tắc kè làm giàu trên vùng đất khó |
Huyện Sơn Động (Bắc Giang) là một trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước, đời sống người dân khó khăn nhưng chàng trai trẻ Ngọc Văn Viên luôn khao khát, ước muốn được làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, anh là người đầu tiên ở Việt Nam nuôi và nhân giống thành công tắc kè miền Bắc.
Một góc chuồng trại tắc kè của anh Viên
Lập nghiệp từ chăn nuôi tắc kè
Ngọc Văn Viên (SN 1989) thôn Thượng, xã Long Sơn, huyện Sơn Động được biết đến là một người có mô hình kinh tế giỏi của thanh niên nơi đây. Học hết bậc phổ thông, Viên không thi vào đại học như mong muốn của mẹ, anh giấu gia đình xuống Hà Nội xin làm trong một trang trại chăn nuôi.
Trong thời gian đó, anh luôn mong muốn học được nhiều kinh nghiệm để về mở một trang trại nuôi lợn.
Với số đồng vốn ít ỏi trong tay, anh luôn trăn trở về dự định của mình không thể thành hiện thực. “ Khi ấy, tôi đọc qua sách báo về mô hình chăn nuôi tập trung thành công mà nghĩ quê mình đất rộng, tại sao lại không làm được. Tuy nhiên, nếu tôi có làm thì vốn cũng không đủ. Trong lúc bế tắc thì tôi nhận được giấy nhập quân ngũ, đấy cũng là thời gian tôi suy nghĩ lại con đường lập nghiệp của mình”.
Trước đây ở nước ta có rất nhiều tắc kè, mỗi năm bẫy bắt tới 200-300 con vừa để đáp ứng nhu cầu nội tiêu vừa để xuất khẩu. Ngày nay do bị săn bắt quá nhiều, đồng thời môi trường sống thích hợp của tắc kè bị thu hẹp nên số lượng loài này sống trong tự nhiên bị giảm sút mạnh. Vì vậy mà anh Viên đã nghĩ ra cách nuôi tắc kè để có sản phẩm cung cấp cho thị trường.
Anh Viên đang giới thiệu về giống tắc kè miền Bắc
Xuất ngũ về quê, anh Viên nhận được 14 triệu từ kinh phí hỗ trợ của quân đội khi ra quân, anh quyết định mua 140 con tắc kè. Anh cất công sang tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về một số mô hình chăn nuôi và về tự mày mò xây chuồng trại, làm nơi ăn, chốn ở cho tắc kè.
Thế nhưng, được 3 tháng, đàn tắc kè lăn ra chết sạch. Con thì bệnh đau mắt, con thì bị lở miệng, con lại viêm da, 140 con gần như xóa sổ toàn bộ.
Chàng thanh niên 22 tuổi quyết lập nghiệp tại quê nghèo
Thất bại hoàn toàn nhưng anh Viên vẫn không bỏ cuộc. Trong một lần vào hiệu thuốc đông y, anh được biết thêm thông tin có hai loại tắc kè, đó là tắc kè miền Bắc và tắc kè miền Nam. Tắc kè mà anh nhập về nuôi đều là tắc kè niềm Nam, giá trị dược liệu thấp và do không phù hợp với điều kiện khí hậu của miền Bắc nên đã bị chết. Như một yếu tố bất ngờ quyết định sự thành bại trong sự nghiệp mới gây dựng, anh Viên tiếp tục đi theo con đường đã lựa chọn.
Kịp thời động viên, khuyến khích những thanh niên có chí lập thân, lập nghiệp nên xã đoàn Long Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn viên Ngọc Văn Viên làm thủ tục vay 20 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm. Cộng thêm số tiền tích góp được, anh lại xuôi về Nam Định mua con giống, học cách xử lý các bệnh dịch.
Để tìm hiểu thêm quy trình chăn nuôi, chữa bệnh, anh Viên mua thêm sách về đọc, liên hệ với những người bạn đang học thú y để hỏi về cách chữa bệnh thường gặp ở tắc kè.
Tháng 8 năm 2011, anh Viên bắt tay vào xây dựng chuồng trại và thả 40 cặp giống tắc kè đầu tiên trên diện tích 80m2. Chuồng nuôi thiết kế gồm nhiều ô nhỏ bao gồm: ô cho tắc kè sinh sản, ô dành cho việc ấp nở trứng, ô dành cho tắc kè nhỏ từ 1 -4 tháng tuổi, ô dành cho tắc kè nhỡ từ 4 - 8 tháng tuổi , ô dành cho tắc kè thương phẩm và tắc kè hậu bị và ô chữa bệnh cho tắc kè bị nhiễm bệnh.
Tắc kè ở độ tuổi khác nhau được phân chia ở khu vực chuồng khác nhau để có kế hoạch chăm sóc tốt nhất.
Chuồng nuôi được thiết kế để ánh mặt trời có thể chiếu vào cho tắc kè phơi nắng. Đây là điều kiện cần thiết vì tắc kè là động vật máu lạnh cần có ánh nắng cho quá trình ổn định thân nhiệt và trao đổi chất. Chính vì thế mà bệnh tật của tắc kè trong chuồng trại của anh Viên được đẩy lùi và phát triển khỏe mạnh.
Hiện tại, anh Viên đang nuôi được hơn 1000 con tắc kè miền Bắc báo gồm tắc kè bố mẹ, tắc kè giống và tắc kè thương phẩm. Nuôi trọng lượng đạt 60 gam là có thể xuất bán ra thị trường. Mỗi năm anh Viên thu nhập khoảng 120 triệu đồng - là một số tiền rất lớn đối với vùng quê nghèo khó nơi đây.
Tắc kè ở độ tuổi khác nhau được phân chia ở khu vực chuồng khác nhau để có kế hoạch chăm sóc tốt nhất. Khi tắc kè được 6 đến 7 tháng tuổi đạt trọng lượng khoảng 80 gam trở lên thì bắt đầu đẻ trứng. Mỗi năm tắc kè bố mẹ của anh Viên cho ra đời khoảng 500 quả trứng, trung bình một tháng đẻ một lần mỗi lần từ 2 đến 5 quả. Chúng đẻ liên tục trong nhiều năm , trứng bám vào vách tường hoặc thân cây , sau 2 đến 3 tháng thì trứng nở.
Mùa sinh sản của tắc kè là từ tháng 4 - tháng 11 hàng năm. Để tắc kè sinh sản tốt thì cần phải ghép đàn theo đúng tỷ lệ thích hợp, một con đực và bốn con cái. Trong mùa sinh sản cần tăng lượng cho ăn, cung cấp đủ chất cho tắc kè chính vì thế mà anh Viên cũng phải quan tâm đến nguồn thức ăn chính cho tắc kè là dế mèn.
Nuôi tắc kè, làm chơi ăn thật
Hiện nay anh Viên đang cung cấp giống tắc kè và dế mèn cho các hộ gia đình tại các tỉnh niềm Bắc. Ngoài ra các tắc kè thành phẩm anh Viên cung cấp cho các cơ sở đông y và chế biến thuốc với giá 200.000 đồng/ con.
“Năm 2012, tôi cung cấp ra thị trường hơn 200 con tắc kè giống và gần 1 tạ dế mèn, trừ chi phí còn lãi 60 triệu đồng. Kết quả bước đầu đã giúp tôi trang trải được một phần vốn vay và tiếp tục phát triển, nhân rộng đàn tắc kè của mình. Có một dự án của Sở KH&CN Lào Cai dự định đặt tôi vài nghìn con giống đồng thời đề nghị tôi chuyển giao kỹ thuật cho họ” –anh Viên phấn khởi giới thiệu
Trại giống tắc kè của anh Viên là trang trại đầu tiên ở việt Nam hoàn thành quy trình nuôi giống và nhân giống tắc kè miền Bắc quý hiếm . Tắc kè miền Bắc có giá trị dinh dưỡng cao trong khi không nhiều người nuôi được loại tắc kè này. Và với những thành quả đạt được, anh Viên trở thành thanh niên điển hình tại địa phương và được mọi người coi là tấm gương sáng cho con em nơi đây học tập.
“Đối với huyện Sơn Động là một huyện nghèo nên việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện còn gặp rất nhiều khó khăn và trên địa bàn cũng có nhiều mô hình phát triển kinh tế thế nhưng hiệu quả ban đầu vẫn còn ở mức khiêm tốn. Chính vì thế mô hình phát triển của anh Viên được coi là điểm sáng cho thanh niên ở huyện nhà “- chị Hoàng Thị Ngân ( phó bí thư huyện đoàn Sơn Động- tỉnh Bắc Giang)
Nguyễn Văn Khoa ( bí thư đoàn xã Long Sơn- huyện Sơn Động- tỉnh Bắc Giang)-“ Đây là ý tưởng mô hình làm kinh tế mới mà chưa ai làm trước đó, những đoàn viên trên địa bàn xã cũng đang tập trung để học hỏi với mong muốn làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình”.
Dự định trong tương lai anh Viên sẽ mở rộng chuồng trại và mở cơ sở chế biến tắc kè tại gia đình.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%