Jenny Fry (15 tuổi, sống tại Oxon, Mỹ) luôn tin rằng cô mắc một căn bệnh hiếm gặp dẫn đến tình trạng mẫn cảm với các loại sóng điện từ, trong đó có WiFi.
|
Jenny Fry (15 tuổi, sống tại Oxon, Mỹ) luôn tin rằng cô mắc một căn bệnh hiếm gặp dẫn đến tình trạng mẫn cảm với các loại sóng điện từ, trong đó có WiFi. Tuy nhiên, các giáo viên ở trường hầu như đều không tin Jenny, khiến cô cảm thấy phẫn uất và quyết định tự tử.
Chân dung nữ sinh Jenny Fry
Từ khoảng tháng 11/2012, cô gái Jenny Fry (15 tuổi) bắt đầu có những triệu chứng của căn bệnh EHS (electro-hypersensitivity – mẫn cảm với sóng điện từ).
Mẹ cô, bà Debra cho biết vào thời gian đó, Jenny và mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Sau khi tìm hiểu, bà Debra phát hiện ra rằng sóng WiFi có những tác hại cực kì nghiêm trọng đến sức khỏe và bà quyết định gỡ bỏ thiết bị phát WiFi tại nhà. Nhờ vậy, hai mẹ con cũng dần hồi phục.
Thế nhưng mỗi khi đến trường (nơi sóng WiFi được phủ rộng khắp), Jenny lại cảm thấy ốm yếu, đau đầu và gặp các vấn đề về việc tiểu tiện. Cô thường xuyên phải bỏ tiết và tìm đến nơi có sóng WiFi yếu nhất trong trường để làm bài tập. Vì việc đó mà Jenny thường xuyên bị phạt.
Ngôi trường Chipping Norton School - nơi Jenny theo học.
Tuy nhiên, khi Jenny cố gắng giải thích về căn bệnh kì lạ của mình thì dường như không có giáo viên nào chịu lắng nghe cô. Họ đều cho rằng cô bé chỉ đang biện minh và bịa ra một chứng bệnh không có thật. Thậm chí, mẹ của Jenny cũng từng nhiều lần gặp và nói chuyện với các giáo viên nhưng không ai tin lời bà.
Tình trạng kéo dài đến ngày 11/6 vừa qua, gia đình Jenny choáng váng khi phát hiện cô bé đã treo cổ tự vẫn trên một cái cây ở gần nhà. Cảnh sát điều tra cho biết trước khi tự tử, Jenny đã nhắn tin cho một người bạn để nói về ý định của mình, thế nhưng người bạn này lại không cầm điện thoại vào thời điểm đó. Đến khi xác của Jenny được phát hiện thì đã quá muộn.
Kể từ sau cái chết của Jenny, cha mẹ cô bé đã hoạt động tích cực để kêu gọi loại bỏ các thiết bị phát WiFi ở vườn trẻ và trường học, đồng thời kêu gọi chính phủ nghiên cứu kĩ hơn căn bệnh EHS.
Kể từ khi Jenny qua đời, cha mẹ cô đã đấu tranh mạnh mẽ nhằm giúp
cộng đồng hiểu được tác hại của sóng WiFi.
Dù bản thân Jenny và gia đình đều tin rằng cô bé bị dị ứng với WiFi nhưng trên thực tế, trong hồ sơ bệnh án của Jenny không hề đề cập đến căn bệnh này, do đó cơ quan điều tra vẫn kết luận rằng không đủ bằng chứng để chứng minh Jenny mắc bệnh EHS.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- 70% bề mặt Trái Đất là đại dương mênh mông, vậy nguồn gốc khổng lồ của lượng nước này từ đâu mà có?
- Loài chim 'vip nhất thế giới': Được cấp hộ chiếu, ngồi khoang thương gia và có giá cao ngất đến nửa tỷ đồng
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?