Những chuyện bất ngờ tại "làng gái đẹp" ở Bắc Giang
Thứ ba, 21/02/2012 09:20

Tương truyền ở bản Mậu có một chiếc giếng thần. Nước trong chiếc giếng thiêng này có tác dụng khiến các cô gái trong bản trở lên đẹp rực rỡ hơn. Khi con gái trong bản lấy nước trong giếng để tắm và gội thì làm da của họ sẽ trắng như trứng gà bóc...

Vượt hơn 100km, ngược theo hướng Đông Bắc của thị xã Bắc Giang, bản Mậu (xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) nằm nép mình bên đại ngàn của dãy núi Yên Tử.

Có lẽ sẽ chẳng nhiều người biết đến nơi đây trước khi cô gái Khiếu Thị Huyền Trang đoạt danh hiệu cao nhất của cuộc thi Người mẫu Việt Nam năm 2010. Bỗng chốc, một bản làng bao nhiêu năm nằm lặng lẽ trong núi rừng trở nên nổi tiếng.

Cộng đồng truyền miệng nhau về nơi đây như một xứ sở của “những cô gái đẹp”. Tìm đến mảnh đất này, tận mục sở thị những cô sơn nữ chân chất, nghe những câu chuyện văn hóa lịch sử, người viết đã hiểu rằng những lời đồn đoán trong dư luận không phải là chuyện bịa đặt.

Con gái thuộc xã Tuấn Mậu xưa nay vẫn có tiếng là đẹp nổi tiếng khắp vùng. Và chuyện Huyền Trang trở thành “Top Model” chỉ là một nốt son tô đậm cho tiếng tăm xinh đẹp của con gái vùng đất này.

Người đẹp Hoa Cúc Trịnh Thị Hương

Vùng đất của những cô gái có nguồn gốc hoàng cung

Tiếng tăm về bản Mậu ở Bắc Giang đã được nhiều người biết đến, những nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hóa cũng đến đây để tìm hiểu và lý giải tại sao nhan sắc của các cô gái sống ở vùng đất này lại rực rỡ đến như vậy.

Trong nghiên cứu của Phòng văn hóa - Thông tin huyện Sơn Động cho rằng, các cô gái đẹp ở vùng đất này đều có gốc tích hoàng cung. Đại diện của phòng Văn hóa - Thông tin kể về một tích chuyện mà người dân trong vùng, vùng đất Tuấn Mậu nằm ở khu vực Tây dãy Yên Tử.

Khi trước, trong cuộc hành hương của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, đoàn tùy tùng đi cùng có tới vài trăm cô gái đẹp sống trong hoàng cung.

Khi đi cùng với vua lên Yên Tử tu hành, trong những lần đi vãn cảnh, do trèo núi, lội suối không quen nên một số các cô gái đã ghé vào các hộ dân ở bản làng để xin nghỉ qua đêm nhờ.

Người Dao bản địa vốn rất mến khách nên khi các cô gái này đến họ đón tiếp rất nhiệt tình và chu đáo. Chính sự ân cần và tình cảm của người dân đã khiến các cô gái cảm thấy mến mộ và quyết định ở lại mà không trở về Yên Tử.

Theo như lời truyền tụng dân gian thì chính đây là nguồn gốc tạo ra “làng gái đẹp” như bây giờ.

Theo tài liệu nghiên cứu thì, những cung tần mỹ nữ sau khi đi theo vua lên núi Yên Tử, vua Trần Nhân Tông đã quyết tâm quy y cửa Phật, không thể thuyết phục ngài để đi theo được, họ đã chia làm các ngả tìm đến các vùng xung quanh để sinh sống.

Một nửa đi ngược về hướng Đông, về khu vực Uông Bí (Quảng Ninh), cho đến bây giờ nơi đó cũng nổi tiếng bởi một bản gái đẹp người Dao.

Ngôi làng này thuộc xã Thượng Yên Công và cũng nức tiếng thiên hạ bởi có nhiều cô gái xinh đẹp. Những người di cư về hướng Tây của Yên Tử, tìm đến vùng đất Sơn Động (Bắc Giang) sau này tập trung ở một số xã giáp ranh với Quang Ninh, trong đó tập trung nhiều nhất ở bản người Dao thuộc xã Tuấn Mậu.

Trong quá trình phát triển xã hội, các cô gái từng là “cung tần mỹ nữ” này đã kết duyên với những người đàn ông bản địa. Chính yếu tố này đã khiến cho những thế hệ hậu thế sau ở hai vùng đất này, đặc biệt là con gái luôn có nhan sắc nổi trội hơn so với những vùng đất lân cận.

Con gái thuộc bản Mậu được những người xung quanh ca tụng rất nhiều. Chẳng cần son phấn, chẳng cần trang điểm nhưng nước da của các cô gái nơi đây luôn mịn màng. Vẻ mặt các cô thanh tú, dáng người lại cao ráo, nhưng điểm đặc biệt nhất chính là đôi mắt.

Con gái vùng đất Tuấn Mậu luôn có ánh mắt rất đẹp, tròn và đen láy. Nhìn vào đôi mắt của họ, không ít chàng trai đã bị hút hồn.

Theo những bậc cao niên trong làng thì, các cô gái vùng đất này đều là dòng dõi của những người phụ nữ xinh đẹp được tuyển trọn vào hoàng cung trước kia nên họ luôn mang một nét nhan sắc quyền quý. Dù sống giữa đại ngàn hun hút nhưng các cô gái của bản Mậu luôn toát lên được vẻ thanh tú, đài các.

Vì làng có nhiều gái đẹp nên đàn ông, con trai ở các vùng lân cận thường xuyên đến đây ở để tìm vợ. Theo thống kê thì ở bản Mậu từ trước đến nay, chuyện con gái “ế chồng” gần như là không có.

Ngược lại, con gái sống ở đây, cứ đến tuổi 14, 15 là đã có rất nhiều anh chàng đến tìm hiểu để cưới về làm vợ. Có những gia đình có đến 6, 7 đứa con gái nhưng đều lấy chồng ở độ tuổi rất sớm.

Trong lời truyền miệng của nhiều người, ngoài cái tên “làng gái đẹp” thì bản Mậu còn được gọi với cái tên khác là “bản đắt chồng”. Tên gọi này phần nào nói lên được sự lôi cuốn của các cô gái nơi đây.

Ông Tuýnh, một bậc cao niên trong bản Mậu khẳng định, con gái trong bản phần lớn lấy chồng thiên hạ (lấy chồng ngoài làng). Có những cô gái còn tìm được chồng ở thành phố, nhà giàu có.

Rất nhiều chàng trai đến mảnh đất này chỉ với mục đích tìm vợ. Đặt chân đến đây, họ sẽ thoải mái được lựa chọn vì con gái bản Mậu cô nào cũng đẹp, cũng xinh.

Một yếu tố cuốn hút nữa của con gái Bản Mậu đó chính là tính cách. Họ rất khéo léo trong giao tiếp, giọng nói luôn nhẹ nhàng thanh thoát. Đối với những vị khách khi đến chơi, các cô gái trong bản luôn dành sự ân cần, mến mộ.

Hơn nữa, con gái bản Mậu có tiếng là uống được rượu, có thể ngồi tiếp rượu cánh đàn ông mà không hề say, chỉ khách mới say. Điều này làm lên cái “duyên” của các cô gái nơi đây. Đối với những người dân trong vùng đó chính là điểm cuốn hút nhất vì nó thể hiện cho phẩm chất của các cô gái.

Là con gái trong bản Mậu phải biết tiếp đón khách mỗi khi đến nhà, khi đi lấy chồng phải biết cùng chồng hầu rượu bạn bè. Ngoài việc giỏi làm nương, làm rẫy thì những đức tính trên cũng rất cần thiết đối với một cô gái của bản Mậu.

Những ai đã một lần, được gặp con gái bản Mậu sẽ nhớ mãi, và trong số đó có rất nhiều chàng trai đã vướng vào sợi dây duyên tình và trở thành con rể của bản làng này.

Con gái bản Mậu xưa nay nổi tiếng là người xinh đẹp nhưng kèm theo đó họ cũng làm nức lòng mọi người bởi sự đảm đang, khéo léo. Các cô gái nơi đây, khi chỉ mới đến độ tuổi mới lớn đã được mẹ dạy cho việc thêu thùa, may vá.

Đặc biệt những cô gái người Dao đặc biệt khéo léo về việc này. Những bộ trang phục của các cô gái Dao rất cầu kỳ nên các thiếu nữ ở đây đều được mẹ dạy bảo từ rất nhỏ.

Ngoài công việc đồng áng, họ còn phải biết cách quán xuyến việc nhà, chăm chồng, chăm con. Trước khi đi lấy chồng, dù cô gái đó ở độ tuổi bao nhiêu thì họ cũng đã rất quen thuộc với công việc đó. Lý giải cho điều này, ông Phúc, một người gần bước đến tuổi 90 của bản Mậu cho rằng:

“Con gái trong bản tôi thường khéo tay hơn những bản khác. Nguyên nhân của việc này là vì tổ tiên của chúng tôi trước đây sống trong hoàng cung nên rất giỏi thêu đan, khâu vá.

Sau này, khi sống cùng người dân bản, họ truyền lại cho đời các con, các cháu, cứ như vậy con gái bản Mậu, ai nấy đều rất khéo tay và giỏi giang”.

Chuyện các chàng trai quyết tử giữ gái bản

Con gái bản Mậu đắt chồng đã là chuyện diễn ra từ đời này qua đời khác, nhưng cũng theo những năm tháng đó, các chàng trai sống trong bản mang theo một nỗi bất lực về việc giữ chân các mỹ nhân ở lại với bản làng.

Đa phần các cô gái trong bản Mậu đều lấy chồng ngoài làng, vì vậy, nhiều người sống ở những vùng xung quanh “chê bai” con trai trong bản là kém cỏi không yêu được những cô gái nơi đây.

Chính vì lý do quyết tâm giữ bằng được các cô gái của bản ở lại mà các chàng trai nơi đây đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp từ việc ngăn chặn các chàng trai nơi khác tìm đến cho đến việc nghĩ ra cách hủy hoại nhan sắc để giữ lại “gái làng ta”.

Tương truyền ở bản Mậu có một chiếc giếng thần. Nước trong chiếc giếng thiêng này có tác dụng khiến các cô gái trong bản trở lên đẹp rực rỡ hơn. Khi con gái trong bản lấy nước trong giếng để tắm và gội thì làm da của họ sẽ trắng như trứng gà bóc, tóc của họ sẽ mượt như suối trong rừng.

Nhờ có giếng thần mà các cô gái nơi đây luôn có vẻ đẹp rực rỡ. Vì làng có nhiều con gái đẹp nên các chàng trai ở nơi khác hay tìm đến.

Nhìn các cô gái cứ lũ lượt gấp quần áo đi lấy chồng thiên hạ, không còn cách để níu giữ, các chàng trai trong bản đã nghĩ ra cách hủy hoại giếng nước thần để nhan sắc các cô gái không còn đẹp nữa và thanh niên nơi khác cũng không tìm đến nữa.

Để hủy hoại giếng nước thần, các chàng trai trong bản đã nghĩ ra cách, giết một con chó, lấy máu tươi đổ xuống giếng. Theo quan niệm của người dân địa phương, nếu như nước giếng đã vấy bẩn máu chó thì sẽ mất thiêng.

Phunutoday
Tag: Làng quê , Bắc Giang , Sơn Động , Bản Mậu , Hoa hậu các dân tộc Việt Nam , Văn hóa