Từng giúp đỡ người bị nạn nhưng lại phải ngồi tù oan suốt 18 tháng, vác đơn đòi bồi thường suốt 10 năm nhưng vẫn chưa có kết quả đã bị đâm chết.
Hiện trường vụ án |
Màn đấu dao chết người
Trong mấy ngày qua, người dân tại phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM vẫn không thôi bàn tán về cái chết của ông Phạm Việt Hòa Bình (43 tuổi) và người ra tay là ông Nguyễn Văn Hải (41 tuổi, cùng ngụ quận 12). Theo nhiều người dân cho biết, giữa ông Bình và ông Hải dù không thân thiết nhưng do buôn bán gần nhau nên lâu lâu cũng có giáp mặt hoặc ngồi nhậu chung.
Vào chiều 1/12/2013, nhận dịp cuối tuần, ông Bình, ông Hải cùng một số người bạn ngồi nhậu ở trên đường Nguyễn Văn Qúa (tổ 4, khu phố 1, phường Đông Hưng Thuận). Từng ly rượu được nâng lên với những câu chuyện không đầu không cuối. Mọi người cười nói vui vẻ. Rượu vơi lại đầy. Khi đã ngà ngà say, ông Bình mời ly rượu nhưng ông Hải không đồng ý uống khiến nảy sinh mâu thuẫn.
Ban đầu, hai người chỉ nói vài câu mỉa mai nhưng càng nói, cuộc cự cãi càng dữ dội. Mọi người ngồi trong mâm rượu thấy thế liền can ngăn. Nghe lời mọi người ông Bình đứng dậy bỏ đi nơi khác.
Cứ ngỡ mọi chuyện chừng đó là chấm dứt nhưng không ngờ, 17h30, ông Bình quay trở lại, buông lời khó chịu với ông Hải. Lúc này, mọi người lại ra tay can ngăn. Ông Hải đứng dậy ra về trong trạng thái rất khó chịu.
Càng ngẫm càng tức, ông Bình cho rằng ông Hải không chịu uống rượu cùng là vì khinh mình. Không chỉ thế, ông Hải lại còn ngồi trong nhà chửi mắng mình. Ngay lập tức, ông Bình cầm con dao chặt thịt xông thẳng vào nhà ông Hải để tìm “lẽ phải”. Cũng không vừa, ông Hải chạy xuống lấy một con dao Thái Lan rồi chạy ra trước nhà. Hai người lại tiếp tục cự cãi với nhau.
Sau một lúc, cả hai cùng xông vào “đấu võ dao”. Mọi người ngồi gần đó thấy vậy hoảng hốt chạy tán loạn. Khi mọi người vẫn chưa kịp hoàn hồn thì ông Bình đã nằm ngã gục xuống đất vì bị đâm một nhát thấu tim và nhiều nhát khác trên cơ thể. Ngay lập tức, người dân đưa ông Bình đi cấp cứu.
Tuy nhiên, do vết thương quá nặng nên nạn nhân đã tử vong.
Nhận được tin báo, lực lượng công an, dân phòng địa phương nhanh chóng có mặt phong tỏa hiện trường. Ông Hải, nghi can sát hại ông Bình cũng được đưa về trụ sở công an để điều tra.
Cơ quan chức năng đang làm việc tại hiện trường vụ tai nạn.
Cuộc đời lận đận
Khi chúng tôi tìm đến tư gia, người thân của ông Bình đang làm mai táng cho người đã khuất. Ngồi một góc buồn bã, bà Đặng Thị Hồng Đ. (39 tuổi, vợ ông Bình, quận Gò Vấp) cho biết, gia đình rất đau khổ trước cái chết của chồng. Bà buồn rầu nhớ lại, cả hai vợ chồng đều sinh ra trong gia đình khó khăn. Do đó, khi cưới nhau, hai vợ chồng được cha mẹ chồng thừa hưởng căn nhà trống.
Bà sinh được hai người con, một trai, một gái. Lo toan cho cuộc sống gia đình, ông Bình mua một chiếc xe để đi giao nón, mũ… Còn bà lại làm nhân viên cà phê. Cả hai vợ chồng làm quần quật suốt ngày đêm thu nhập cũng không đến chục triệu. Dù thế, tằn tiện, tích cóp, vợ chồng bà cũng nuôi hai đứa con khôn lớn.
Ông Bình là người tốt, hiền lành, bình thường ít khi rượu chè. Ông từng nhiều lần được tặng bằng khen vì bắt cướp. Bất kể ai nhờ việc gì, nếu có khả năng thì ông đều xắn áo lên giúp.
Bà cho hay, trước đây, chồng mình từng bị ngồi tù oan 18 tháng tù giam. Sự việc xảy ra vào khoảng tháng 6/1994, trong khi bà đang sinh đứa con thứ hai thì ông Bình vẫn tiếp tục đi giao hàng. Trên đường, ông bắt gặp một vụ tai nạn và thấy người đàn ông bị thương nặng. Nhiều người thấy ông dừng lại nên nhờ đặt nạn nhân lên xe để chở đến bệnh viện.
Lúc này, mặc dù hàng vẫn chưa được giao hết nhưng mạng người quan trọng nên ông vội nhờ người dân đứng gần đó đưa nạn nhân lên xe. Khi đến bệnh viện, ông cũng là người hoàn tất toàn bộ chi phí ban đầu. Thế nhưng, khi vừa tỉnh dậy, nạn nhân lại bảo ông Bình là người đã tông mình. Ngay lập tức, ông bị bắt.
Vừa mới sinh con được vài tháng, nhưng nghe chồng bị bắt, bà vô cùng đau đớn. Bà vẫn gắng gượng dậy vừa đi làm để nuôi hai còn, vừa đi khắp nơi để kêu oan cho chồng. Sau 18 tháng ngồi tù, ông được thả với kết luận là không đủ chứng cứ khép tội. Bước ra khỏi trại giam, ông mừng khôn xiết.
Về đoàn tụ cùng gia đình, được nhiều người tư vấn làm đơn yêu cầu bồi thường oan sai, ông cũng viết. Bà chia sẻ: “Chồng tôi chỉ được nhận 30 triệu tiền hỗ trợ chứ họ không bảo là tiền bồi thường. Suốt mười năm qua, ông vẫn theo đuổi vụ kiện đòi bồi thường nhưng chưa có kết quả”.
Bà Đ. cũng cho hay, cách đây chừng một năm, giữa hai vợ chồng đã ly thân vì một số mâu thuẫn không thể giải quyết được. Đứa con gái theo bà, con anh con trai lại theo ông. Mặc dù vậy, vì còn liên kết giữa hai đứa con nên ông bà vẫn thường qua lại.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%