Câu chuyện này ở nhà mình chỉ được khui ra sau khi mẹ chồng mình qua đời.
Biết vợ chồng mình đi làm chỉ được số tiền như vậy nhưng hàng tháng bà vẫn bắt hai đứa trả khoản tiền trông cháu. Khoản tiền này bà cũng ra giá cụ thể là 2 triệu đồng/tháng. (Ảnh minh họa) |
Điều này đã khiến một đứa con dâu từng có suy nghĩ tệ bạc về người mẹ tham tiền phải trải qua nhiều ngày tháng dằn vặt vì đã trách cứ, đay nghiến, thậm chí có lúc nghĩ xấu về bà.
Chào các chị em!
Hôm nay vừa tròn 100 ngày mất của mẹ chồng mình. Thế nhưng những ân hận của mình đối với bà 100 ngày qua chưa lúc nào nguôi. Mình thật sự ân hận và dằn vặt lương tâm lắm vì đã nghĩ sai về bà. Ước gì mình một lần được có cơ hội nói câu tạ lỗi với bà thì đã chẳng day dứt đến thế.
Mình kể câu chuyện của nhà mình lên đây một phần muốn chia sẻ với các mẹ cho nhẹ lòng, kể cả có nhận được gạch đá, mình cũng nhận hết. Mặt khác, mình mong muốn đừng có chị em nào đang ở với mẹ chồng hoặc đang được mẹ chồng trông cháu cho nhất thời có suy nghĩ ích kỷ và xử sự giống mình.
Mình về làm dâu nhà chồng khi mẹ chồng mình đã ở tuổi 63. Bố chồng mình đã mất nhiều năm trước do bệnh tật. Nhà chồng mình chỉ có 2 anh em. Em gái chồng hiện đang là sinh viên năm thứ 2 đại học.
Mẹ chồng mình trước đây là giáo viên dạy Toán cấp 2. Thế nhưng bà đã nghỉ hưu trước tuổi theo chế độ của nhà nước. Kinh tế gia đình nhà chồng không đến mức quá khó khăn song cũng không dư dả. Vợ chồng mình làm nhân viên, lương 2 vợ chồng chỉ gần chục triệu mỗi tháng.
Mẹ chồng mình là một phụ nữ rất kiệm lời. Nhưng nói như thế không có nghĩa là bà ghê gớm với các con. Ngược lại, bà luôn quan tâm và chăm sóc các con hết lòng.
Với con dâu, bà không tâm tình nhiều nhưng cũng luôn thể hiện là mẹ chồng đúng mực. Vì thế, vợ chồng ở cùng mẹ chồng, song mình chưa bao giờ có xô xát gì lớn ngoài việc thi thoảng khó chịu vì bà hay chắt chiu, tiết kiệm quá mức. Song mình nghĩ, tiết kiệm hay chắt chiu cũng là một đặc tính của người già, nhất là khi kinh tế gia đình chưa dư dả nên vẫn thông cảm được.
Mình chỉ thực sự trở thành một nàng dâu xấu tính khi con trai nhỏ của mình chào đời. Dù đã chuẩn bị tâm lý sẽ tốn kém về kinh tế sau sinh, nhưng mình vẫn choáng khi mọi chi tiêu trong nhà bỗng dưng đều tăng lên gấp đôi, gấp 3 khi có một thành viên nữa. Mình cố gắng cắt giảm nhiều khoản linh tinh không cần thiết, song với lương tháng như vậy, mình cố gắng lắm cũng chỉ đủ trang trải hàng tháng cho bé và cả gia đình.
Mẹ chồng mình đi làm hơn 30 năm, lương hưu của bà được 4,2 triệu/tháng. Không chỉ có lương hưu, bà còn có tiền tiết kiệm tiền về hưu trước tuổi là 60 triệu. Thế nhưng hàng tháng bà chẳng đóng góp một đồng sinh hoạt phí nào đỡ đần 2 vợ chồng mình.
Chưa kể, sau khi hết thời gian nghỉ sinh, mình để con ở nhà cho mẹ chồng chăm nom. Biết vợ chồng mình đi làm chỉ được số tiền như vậy nhưng hàng tháng bà vẫn bắt hai đứa trả khoản tiền trông cháu. Khoản tiền này bà cũng ra giá cụ thể là 2 triệu đồng/tháng.
Ban đầu mình ngạc nhiên khủng khiếp khi thấy mẹ chồng có lương hưu, có tiền tiết kiệm mà vẫn đòi tiền trông cháu. Về sau mình càng khó chịu hơn khi tháng nào đưa tiền chậm cho bà là bà đòi thẳng mặt. Bà nói kiểu như: “Qua ngày trả tiền trông cháu cho mẹ rồi mà chưa thấy vợ chồng con đưa. Thu xếp đưa cho mẹ để mẹ có việc nào”.
Mình biết, mình không nên có ý nghĩ không hay về mẹ chồng. Song hành động nhắc đưa tiền trông cháu đó của bà làm mình ít nhiều khó chịu. Tất nhiên, bà ăn uống chẳng đáng bao nhiêu mà bắt bà góp. Vợ chồng mình chẳng biếu thêm bà thì thôi chứ trông mong gì tiền của bà. Song vợ chồng mình cũng khó khăn nên mình cứ thấy khó chịu khi mẹ chồng như vậy.
Nhiều lần, vợ chồng khó khăn, mình còn phải chạy sang vay nóng bà ngoại 2 triệu để về giả tiền trông cháu cho bà nội. Những lúc như vậy, vì bực mình quá, mình cũng hay đay nghiến chồng: “Trần đời có người moi tiền của con như mẹ anh đấy”, “Chả hiểu có lương hưu rồi mà vẫn còn đòi tiền trông cháu để làm gì. Già rồi còn tham tiền”...
Hoặc có những lúc, chồng mình còn phải quát lên với bà: "Bọn con chậm của mẹ có mấy ngày mà mẹ đã nói chẳng ra thể thống gì. Mẹ tham tiền vừa thôi. Chết có mang được xuống theo đâu mà mở miệng là tiền, tiền…".
Những lúc như vậy, lạ điều là mẹ chồng mình chẳng hề tự ái hay nổi cáu. Ngược lại bà cười và bảo: "Việc nào đi việc nấy. Việc chúng mày, vợ chồng mày làm. Việc tao đòi tiền thì tao cứ phải đòi bằng được".
Thấy mẹ chồng thế, nhiều khi mình vừa ghét vừa thương bà. Mình nghĩ, nếu mẹ chồng không có điều kiện thì thôi. Song nếu có lương hưu thì cũng nên đóng góp cho con cái chút ít hàng tháng. Vì chúng mình còn có con nhỏ nữa, lương hàng tháng cũng chưa cao. Mẹ chồng không có lương hưu, không đòi tiền trông cháu đã đánh. Nếu mẹ không có điều kiện thì con cái dù có khó khăn mình cũng sẽ sẵn lòng phụng dưỡng chẳng nghĩ ngợi. Đằng này...
Cứ thế, vợ chồng mình sống trong sự bực bội và khó chịu ấy với bà trong suốt 3 năm. Cho tới khi con trai mình 3 tuổi và bắt đầu đi lớp được vài hôm thì mẹ chồng mình một chiều đang ở nhà bị cảm. Thế là bà đột ngột ra đi mãi mãi.
Nhiều khi mình vừa ghét vừa thương bà. Mình nghĩ, nếu mẹ chồng không có điều kiện thì thôi. Song nếu có lương hưu thì cũng nên đóng góp cho con cái chút ít hàng tháng (Ảnh minh họa)
Ngày lo liệu tang lễ cho xong, em chồng có mở tủ dọn dẹp. Khi ấy, cả nhà mới phát hiện ra bà có sổ lương hưu, sổ tiết kiệm và một quyển sổ nhỏ ghi chi tiết số tiền trông cháu. Ngoài di nguyện để lại tất cả số tiền có cho con cháu, trong cuốn sổ ấy, bà ghi cả ngày tháng 2 vợ chồng mình đưa tiền hàng tháng cho bà không thiếu một tháng nào. Tiền lương của bà, bà cũng ghi rõ hàng ngày 2 bà cháu ở nhà, bà đã mua cho cháu đồng quá tấm bánh với giá tiền cụ thể như nào.
Lúc cầm trên tay mấy cuốn sổ này, mình như ngã quỵ vì cảm giác ân hận xâm chiếm lấy mình. Thì ra bao lâu nay, mẹ chồng mình không đóng góp sinh hoạt phí, đòi tiền trông cháu mỗi tháng là để dành tiền sau di chúc lại cho con cái. Thế mà, mình đã từng hẹp hòi nghĩ sai về bà, nghĩ bà già rồi còn tham tiền của con nữa.
Từ ngày mẹ chồng mất, cầm tất cả tiền của mẹ trong tay để lo liệu cho tang gia cho mẹ, cho gia đình và em chồng sau này mà mình thấy hổ thẹn, ngượng với vong linh mẹ lắm.
Hôm nay 100 ngày, vừa thắp nén nhang trên bàn thờ, nhìn lên di ảnh của mẹ, mình lại cứ nghĩ như bà đang nhìn mình với cái nhìn đầy trách cứ. Không biết, mẹ chồng mình ở bên kia thế giới có ghét và trách người con dâu xấu xa như mình không? Mình phải làm thế nào để tạ lỗi với bà bây giờ?
Mời bạn đọc gửi bài viết tâm sự, chia sẻ những clip, hình ảnh hay thắc mắc khó nói về tình yêu, hôn nhân đến chuyên mục Yêu và Sống và Tương tác bạn đọc. Mọi ý kiến chia sẻ bạn đọc có thể gửi về hòm thư: banbientap@xahoi.com.vn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%