Vài ngày qua, vụ phó công an xã nổ súng bắn người bị còng tay tại trụ sở khiến dư luận khá xôn xao.
Anh Huỳnh Nhật Quang bị bắn ở mặt |
Luật sư Giang Quyết tin cho rằng việc ông Dương Văn Dũng nổ súng làm bị thương anh Huỳnh Nhật Quang (30 tuổi, ngụ ở ấp 2, xã Tắc Vân, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) gây xôn xao dư luận trong những ngày qua, đã vi phạm nghiêm trọng quy định về việc nổ súng được ghi nhận tại Điều 22 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Theo quy định của pháp lệnh thì có 7 trường hợp người thi hành công vụ được phép nổ súng và “chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay".
Đối chiếu với 7 trường hợp quy định tại pháp lệnh thì trường hợp của anh Huỳnh Nhật Quang không thuộc trường hợp người thi hành công vụ được phép nổ súng.
Sau khi bị dẫn giải về trụ sở công an xã, anh Quang đã bị còng cả hai tay, không có khả năng chống cự hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Do đó việc nổ súng bắn vào anh Quang là không cần thiết, là hành vi lạm quyền và có dấu hiệu của “tội giết người”.
Ông Dương Văn Dũng, phó trưởng công an xã Tắc Vân biết việc nổ súng vào đầu người khác có thể gây hậu quả chết người, hành vi đó đe dọa ngay tức khắc tính mạng anh Huỳnh Nhật Quang thế nhưng ông Dũng vẫn làm. Thậm chí theo phản ánh của một dân phòng, đây không phải là lần đầu tiên ông Dũng chĩa súng vào người khác rồi “bóp cò”.
Cũng theo quy định của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì “cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, thì tuỳ theo tính chất, múc độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; cá nhân vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” (khoản 2, Điều 36, pháp lệnh).
Tuy nhiên, cho đến nay thì công an xã Tắc Vân đã báo cáo rằng: việc nổ súng của ông Dũng là do anh Quang chống người thi hành công vụ? Trong khi công an TP Cà Mau vẫn đang điều tra xác minh vụ việc.
Thiết nghĩ cần phải xử lý nghiêm khắc những hành vi lạm dụng súng, lạm dụng chức vụ quyền hạn gây tổn hại đến an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân. Việc sử dụng súng một cách “bừa bãi” là hành vi coi thường pháp luật, coi thường sinh mạng con người. Hành vi đó cần được ngăn chặn kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Trước đó, như báo Người đưa tin đã dẫn bài phản ánh về việc người dân xã Tắc Vân, TP.Cà Mau (tỉnh Cà Mau) bức xúc việc trung tá Dương Văn Dũng, phó trưởng Công an xã Tắc Vân, bắn anh Huỳnh Nhật Quang bị thương trong lúc anh bị còng 2 tay tại trụ sở công an xã.
Theo trình bày của anh Huỳnh Nhật Quang, khoảng 0 giờ 30 ngày 5/2, anh cùng nhóm bạn đi hát karaoke về đến trước cổng trường THCS Nguyễn Du (ấp 2, xã Tắc Vân) thì bị lực lượng công an xã gọi lại vì có 2 người trong nhóm không đội mũ bảo hiểm.
“Thấy trung tá Dũng là chỗ quen biết, tôi đến xin không giữ xe nhưng ông Dũng không đồng ý. Do đã uống rượu, tôi có lớn tiếng và có hành động quơ tay, quơ chân với lực lượng làm nhiệm vụ nên bị khống chế, còng tay đưa về trụ sở công an xã. Tại đây, ông Dũng dùng súng bắn tôi bị thương ở mang tai, phải nhập viện cấp cứu”, anh Quang nói.
Điều 22. Quy định nổ súng
1. Khi làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, việc nổ súng của Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, việc nổ súng của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự có tổ chức, việc nổ súng tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng tuân theo các nguyên tắc sau đây:
a) Phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định việc nổ súng;
b) Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay;
c) Không nổ súng vào đối tượng khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
d) Trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.
3. Các trường hợp nổ súng gồm:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
c) Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
d) Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại;
e) Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:
Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
g) Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
4. Người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc nổ súng đã tuân thủ quy định tại Điều này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar