Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án cả làng bao vây đánh chết 2 người vì nghi trộm chó với tội danh “Giết người”...
Lại chuyện cẩu tặc bị đánh chết, có lẽ cần một giải pháp tâm linh? (Ảnh minh họa) |
Sau hai vụ cẩu tặc bị đánh chết tại thôn Bằng Phú, xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), công an triệu tập hơn 50 người để điều tra và quyết định khởi tố vụ án.
Lại một câu chuyện đã rất “quen” xảy ra, sẽ là một cuộc chịu tội tập thể, rất khó khăn (gần như không tưởng) để xác định hung thủ. Tất nhiên, theo luật thì vẫn phải khởi tố, điều tra và có kết luận cuối cùng. Nhưng xét cho cùng, thì cái tối thượng của luật pháp là để ngăn ngừa, hướng con người sống văn minh hơn chứ không phải để trừng trị.
Vì thế, việc để nó đừng xảy ra mới là quan trọng. Mới đây kênh truyền hình Anh quốc đã làm hẳn một phóng sự về nạn cẩu tặc ở Việt Nam và phóng viên đã dễ dàng “phỏng vấn” được cả cẩu tặc, ghi hình rất kỹ lưỡng các cơ sở giết mổ chó… Đến phóng viên còn có thể thâm nhập được thì chẳng lẽ những điều tra viên, có đủ công cụ pháp lý lẫn nghiệp vụ lại không thể thâm nhập?
Giải pháp thứ nhất – luật pháp
Ai cũng biết, cẩu tặc ra đời vì nhu cầu bán thịt chó và ăn thịt chó của người đời. Chẳng khó khăn gì để “triệt phá” một cơ sở giết mổ thịt chó, bởi đó chính là cái nơi những con chó tội nghiệp sẽ tới. Như vậy đã có một mối liên hệ mật thiết, rành mạch, rõ ràng giữa những tên cẩu tặc và cơ sở giết mổ, tiếp đến là những nhà hàng bán thịt chó.
Rõ như ban ngày, cực kỳ đơn giản nhưng tại sao nó cứ luẩn quẩn, vẫn cứ có án mạng xảy ra. Nói cách khác, máu của người và chó vẫn đổ vì một cái “lý” hết sức ngớ ngẩn như thế này?
Nếu người Việt không còn thói quen ăn thịt chó sẽ không có chuyện này. Tất nhiên là vậy, nhưng không thể đổ những cái chết kia cho thói quen ăn thịt chó của người Việt. Ngày xưa các cụ vẫn ăn, nhưng nạn cẩu tặc và án mạng có xẩy ra đâu? Khi đã là thói quen thì rất khó bỏ, khó cấm, trừ khi nó tự mất đi vì sự lạc hậu. Thế nhưng không có nghĩa là phải có cẩu tặc “song hành” cùng nó. Tại sao không nuôi chó để thịt, tại sao không có những trang trại chó thực phẩm kiểu người ta nuôi bò, gà, ngan ngỗng… Đến hổ người ta còn nuôi cả đàn nữa là…
Ở đây cho thấy rõ ràng một điều: Chính quyền địa phương, cụ thể là lực lượng an ninh đã không vào cuộc một cách ráo riết, triệt để. Một công an xã, phường chắc chắn nắm rõ trên địa bàn mình phụ trách có bao nhiêu cơ sở giết mổ chó, những ai chuyên cung cấp thịt chó cho thị trường, cụ thể hơn nữa là bao nhiêu cửa hàng, nhà hàng bán thịt chó… Đó chính là “hiện trường” duy nhất, bất tiện của cẩu tặc. Từ đó chắc chắn lần ra những tên chuyên trộm chó (tất nhiên là những tên chưa bị đánh đến chết), chỉ đơn giản có vậy mà chuyện đau lòng vẫn xảy ra, thế mới lạ!
Tại sao ăn cắp gà, vịt, thậm chí là trâu bò không bị người dân đánh chết! Nếu có bắt được người ta chỉ trói lại, đem nộp cho nhà chức trách là xong. Nhưng trộm chó thì người ta lại bực tức? Câu hỏi này không hề khó, vì con chó là bạn rất thân của con người, nó là con vật có mối liên hệ tình cảm đặc biệt với con người, ngay cả với người Việt, việc ăn thịt chó vẫn cứ ăn, nhưng yêu chó vẫn cứ yêu. Thế nên mất chó làm người ta bực tức, phát điên và hành động không thể kiểm soát.
Còn đối với cẩu tặc, bọn này biết rõ, nếu bị bắt thì chỉ có no đòn, thậm chí cái chết sẽ đến vì vậy cũng vô cùng manh động, sẵn sàng “chiến đấu” tới cùng để thoát thân. Bây giờ thì hai cục “lửa” gặp nhau: người mất chó và người trộm chó. Thế là một sự bùng nổ có mùi chết chóc xảy ra. Đôi lúc người đuổi trộm bị đánh te tua, thậm chí mất mạng, điều này khiến sự nổi giận tăng lên gấp bội. Nếu có bắt được vài tên trộm chó, giao cho chính quyền thì cũng chỉ phạt nhẹ, giam cầm chút ít rồi được thả, vì luật quy định như thế. Sau khi ra ngoài bọn nó lại trộm tiếp. Đã thế ông đây tẩn cho một trận, giải tỏa cơn tức giận rồi tính sau... và án mạng đã xảy ra!
Cách tự giải quyết này, nếu không có sự can thiệp, hay một giải pháp quyết liệt của chính quyền nó sẽ còn xảy ra. Cần phải xóa sổ những cơ sở giết mổ chó, cần có một giấy phép và chứng minh nguồn gốc của chó thực phẩm mới được giết mổ. Nói cách khác chúng ta không thể kiểm soát cẩu tặc (có chết tên này, thì sẽ có tên khác xuất hiện vì nhu cầu), nhưng chúng ta hoàn toàn kiểm soát được cơ sở giết mổ và bán thịt chó. Chỉ cần các địa phương làm được việc này, án mạng và nạn cẩu tặc sẽ dần dần chấm dứt. Đây là câu chuyện liên quan đến mạng người vì không thể không bỏ qua!
Giải pháp tâm linh
Như đã nói ở trên, nếu không ăn thịt chó thì sẽ không có cẩu tặc. Xem ra đây là điều vô cùng khó, vì nó liên quan đến thói quen và văn hóa. Ngày xưa các cụ ăn thịt chó rất ít, mỗi năm chỉ ăn khoảng hai lần (hạ chí, cuối năm). Để ăn thịt chó các cụ còn ý nhị đến độ nói lái thành ăn thịt cầy, họ tự nuôi lấy để thịt, phải là chó màu vàng, non tơ, chăn bằng thức ăn sạch… sau đó mới mổ, mà nhất thiết phải hun bằng rơm mới có mùi vị đặc biệt.
Như vậy thịt chó với văn hóa ẩm thực của người Việt không phải bừa bãi như hiện nay. Ăn có chủ định, ăn có văn hóa, ăn có tính toán, biết rõ ăn vào lúc nào, ra làm sao… Khổ nỗi bây giờ con cháu làm hỏng cái văn hóa này. Họ ăn vô tội vạ, sáng – trưa – chiều – tối đều ăn, bạ đâu ăn đấy thích lúc nào ăn lúc nấy, ăn cốt chỉ để sướng cái miệng mà thôi.
Kinh khủng hơn con cháu còn chế ra những món ăn giời hỡi về thịt chó: lẩu chó, tiết canh chó, sốt vang chó… mới nghe qua đã thấy kỳ dị và biến thái kinh hồn. Với kiểu ăn loạn xạ này đã dính ra bọn cẩu tặc! Chẳng thể có chó nào nhiều đến thế để cung cấp cho những cái miệng khoái lạc mạn rợ kia, thế thì đi trộm. Oái oăm thay, chó đối với người Việt lại không phải thức thực phẩm hàng ngày. Nuôi chó là để trông nhà, làm cảnh, làm quen, làm bạn, thậm chí là để chứng tỏ đẳng cấp. Không ai nuôi chó chỉ để thịt như nuôi gà.
Đã có một nhân vật rất nhanh nhạy với thị trường, quyết tâm lập một trại chó thực phẩm, nuôi hàng đàn để cung cấp cho thị trường. Ban đầu rất hiệu quả, lãi hơn nuôi các con khác. Nhưng bỗng một hôm họ giải tán, dứt khoát không nuôi nữa, dù lời lãi rất khủng. Dò hỏi mãi thì họ mới nói: “Không được! Đen đủi lắm! Kinh hoàng lắm! Đây không phải là loài để thực phẩm. Nó có gì đó rất tâm linh…”. Họ chỉ nói thế và vĩnh viễn muốn quên đi chuyện này. Mãi rồi mới biết chuyện, từ ngày có trại chó làm ăn phát đạt, nhân vật đó cũng bắt đầu nhận được những điều xui xẻo và cả bi kịch gia đình (con bị tai nạn, vợ bị bệnh nan y), đêm đêm gặp ác mộng với những con chó nhe răng đòi lại mạng sống!
Chuyện thực hư như thế nào không rõ, nhưng rõ ràng là họ bỏ, không làm nữa dù lợi nhuận rất nhiều. Thế mới thấy, chó là loài đặc biệt “khuyển mã chi tình”, nó đơn giản không thể là loài thực phẩm. Với nhà Phật, trong các loại kiêng kị thì ăn thịt chó được đặt lên hàng đầu. Nó vốn rất gần người, có thể kiếp trước nó là người, vì một lý do nào đó kiếp này nó là chó để hiểu về sự trung thành… vì thế nó gần người, có tình cảm, có tâm hồn, có linh hồn… thế nên không thể trở thành thức ăn trên bàn mỗi tối được.
Mỗi khi trong gia đình có người quy tiên, con chó trong nhà sẽ khóc trước, nó thường bỏ ăn, ốm yếu, thậm chí chết theo. Đó là sự thật! Nhiều câu chuyện xúc động về loài chó như bộ phim dựa trên cốt truyện có thật “Chú chó Hachiko” nổi tiếng, rồi cả những con chó nằm cho đến chết bên mộ chủ của nó… Rõ ràng nó có linh hồn, thế thì chắc chắn là có tâm linh. Ai kinh doanh tâm linh cũng sẽ nhận kết cục bi thảm, vì có luật nhân quả!
Giải pháp bây giờ đơn giản rằng, trước khi gặp một miếng thịt chó béo ngậy, hoặc nhai ngấu nghiến khúc dồi thơm lừng thì hãy thức tỉnh. Miếng thức ăn đó có máu của con người đã đổ, có linh hồn của một loài gần gũi với con người, hoặc trước đây (kiếp trước) miếng thịt đó chính là thịt người. Khi ăn nó vào chẳng có lợi lộc gì, nó quá nhiều đạm gây ra vô vàn bệnh tật, đặc biệt là gút và đường ruột. Có người còn khẳng định, ai có tế bào ung thư trong người, chỉ cần ăn thịt chó vài bữa là di căn chết liền. Vì tế bào ung thư rất hợp với dưỡng chất có trong thịt chó…
Thỉnh thoảng đi qua các chợ, vẫn thấy những thiếu phụ béo tốt, mồ hôi nhễ nhãi, chặt phăm phăm những miếng thịt chó, rồi đon đả mời khách mua, ngang cạnh đó là những cái đầu lâu chó với hàm răng nhe ra đau đớn, thách thức đầy ai oán. Thôi! Đừng ăn nữa cho lành! Nếu có muốn ăn thì học lại cách các cụ ngày xưa, nuôi lại mà thịt, mỗi năm hai lần (hạ chí, cuối năm) phải là chó lông vàng, thui rơm, và khi ăn cấm nói chữ “chó”, hãy nói là “cầy”. Ấy là văn hóa ẩm thực đích thực của các cụ. Không phải như bây giờ, món ăn không nên có máu của con người hòa lẫn!.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%