Mặc dù đã có nhiều phản ánh nghi án oan sai nhưng suốt 13 năm qua, chưa có cơ quan chức năng nào về địa phương xác minh, làm rõ.
Ông Nguyễn Thận (trái) và ông Huỳnh Văn Truyện trên đường ra Hà Nội (Ảnh chụp tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) Ảnh: Hồng Ánh |
Sau nhiều năm bỏ vườn tược, nhà cửa ở tỉnh Cà Mau để đến xã Tân Minh (nay là thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) để tìm cách kêu oan cho con là Huỳnh Văn Nén, ngày 20/11/2013, ông Huỳnh Văn Truyện (84 tuổi) đã được ông Nguyễn Thận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Hàm Tân (nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Minh thời kỳ xảy ra vụ án mà Nén được xem là thủ phạm), đưa ra Hà Nội để chuyển các chứng cứ thu thập được cho VKSND Tối cao, đồng thời tham dự cuộc họp báo do các luật sư của Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức để công bố các chứng cứ này.
15 năm kêu oan cho con
Theo cáo trạng số 84/KSĐT-TA ngày 16/8/2000 của VKSND tỉnh Bình Thuận, từ tháng 6/1997 đến tháng 4/1998, Huỳnh Văn Nén (SN 1962, làm thuê và ngụ tại thôn 2 xã Tân Minh, trình độ văn hóa lớp 5/12) đã trộm 1 chiếc xe đạp, 1 đồng hồ đeo tay đem thế chấp để uống rượu và tiêu xài; đốt nhà của 2 người vì thù tức cá nhân.
Đặc biệt, lúc 22h ngày 23/4/1998, sau khi uống rượu, Nén nảy sinh ý định đến nhà bà Lê Thị Bông (ngụ cùng xã Tân Minh) để trộm tài sản. Khi vào được trong nhà, Nén định giết bà Bông để lấy tài sản nên đã choàng dây dù qua cổ bà Bông, siết mạnh. Bà Bông ngã ngửa xuống đất. Nén tiếp tục siết cho đến khi bà Bông không còn phản ứng rồi lột chiếc nhẫn vàng 1 chỉ 24K ở ngón tay nạn nhân. Sau đó, Nén kéo mền đắp phủ từ ngực lên đầu bà Bông, tiếp tục lục soát tài sản nhưng không tìm được gì. Hôm sau, Nén kiểm tra lại chiếc nhẫn thì đã rơi đâu mất.
Cũng theo cáo trạng, số vật chứng như sợi dây dù, ổ khóa cùng chìa khóa và chiếc nhẫn đã được CQĐT tổ chức truy tìm nhưng không có kết quả. Vì các lý do trên, VKSND tỉnh Bình Thuận truy tố Huỳnh Văn Nén để xét xử 3 tội: “Cố ý hủy hoại tài sản công dân”, “Giết người” và Cướp tài sản công dân”.
Án số 96/HSST ngày 31/8/2000 của TAND tỉnh Bình Thuận quyết định xử phạt bị cáo Huỳnh Văn Nén 2 năm tù về tội “Cố ý hủy hoại tài sản của công dân”, 3 năm tù về tội “Cướp tài sản công dân “ và tù chung thân về tội “Giết người”. Tính đến nay, Nén đã thụ án hơn 15 năm.
Nhiều tình tiết bị bỏ qua
Vào thời điểm cơ quan điều tra thực nghiệm hiện trường, ông Nguyễn Thận cho biết rất đông người dân đến xem và cán bộ xã cũng được mời tham dự, mọi người đều chứng kiến nên biết rất rõ nhiều nội dung đã không được cơ quan điều tra và tòa án lưu ý khi buộc tội Huỳnh Văn Nén. Ngay cả trong cáo trạng cũng ghi rất rõ “Phía hiên nhà (hiện trường vụ án - PV) phát hiện một dấu bàn chân không dép in hằn dưới cát, từ dấu chân này đến nhà chính 1,5 m. Dấu chân này do bàn chân phải để lại, có kích thước 23 x 9 cm, gót rộng 4,5 cm... Phía trong nhà phát hiện trên mặt ghế salon bọc da có 3 dấu chân không dép, in đất lên mặt ghế kích thước 22 x 8,5 cm, gót rộng 4 cm”. Như vậy là có đến 2 dấu chân của 2 người khác nhau. Hơn nữa, CQĐT đã không so sánh trực tiếp dấu vết ở hiện trường với dấu chân của Nén nên khó để nói rằng đấy là vết chân của Nén và chỉ mình Nén giết bà Bông.
Đặc biệt hơn cả chính là việc trước phiên tòa xét xử Huỳnh Văn Nén vài ngày, từ trại giam Sông Cái (tỉnh Ninh Thuận), một phạm nhân tên là Nguyễn Phúc Thành (chuẩn bị hết thời gian thụ án ở một vụ án khác) là người cư ngụ tại xã Tân Minh đã báo cáo với cán bộ trại giam một thông tin rất quan trọng. Đó là bản thân Thành có tham gia vào việc đưa 2 đối tượng (là bạn thân của Thành) đi bán vàng lấy được từ vụ giết bà Lê Thị Bông. Nay mẹ Thành vào thăm, cho biết Nén chuẩn bị phải ra tòa vì tội giết bà Bông và có thể lãnh án tử hình nên Thành thấy áy náy, buộc phải báo cho cán bộ biết sự thật.
Nghe tin, mẹ của phạm nhân Thành liền về báo ngay cho chính quyền xã và ông Nguyễn Thận. Ông Thận liền có văn bản gửi cho lãnh đạo các cơ quan chức năng, như: Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư cũng như Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận. Thậm chí, ông đã trực tiếp vào TP HCM gặp ông Nguyễn Xuân Phát, Phó Chánh án TAND Tối cao (xét xử phúc thẩm ở phía Nam) và ông Đinh Thế Trạc, Viện trưởng VKSND Tối cao (tham gia xét xử phúc thẩm tại TP HCM) nhưng suốt 13 năm qua, chưa có cơ quan chức năng nào, cả trung ương lẫn địa phương, về Bình Thuận để xác minh, làm rõ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%