Kho báu núi Tàu: Một kho tàng, hai giấc mơ
Thứ sáu, 02/01/2015 11:11

Khi đưa máy radio đến miệng hầm trên núi Tàu radio bỗng mất sóng, đồng hồ đang chạy bình thường bỗng kim chạy bị giật.

Kho báu núi Tàu: Một kho tàng, hai giấc mơ

Kho báu núi Tàu: Một kho tàng, hai giấc mơ

Do là vùng bán sơn địa nên núi Tàu không có cây lớn mà chỉ đầy lùm bụi cằn cỗi, gai góc. Nguồn kinh phí để thuê nhân công, máy khoan đào hàng ngàn tấn đá trên độ cao khoảng 130m được ông Tiệp đầu tư bằng số tiền cả đời dành dụm được.

Cái bắt tay định mệnh

Ông Tiệp nhận được tài trợ tiền bạc của các con ở trong và nước ngoài gửi về. Ông còn thế chấp căn nhà ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) lấy 700 triệu đồng. Ở thời điểm năm 1993, dám bỏ ra cả hai tỷ đồng, tương đương hàng ngàn cây vàng để đổ vào cuộc truy tìm kho báu là cả một vấn đề lớn.

Giúp đỡ ông về mặt quan hệ với trung ương, địa phương để xin và gia hạn giấy phép là ông Lê Văn Hiền, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thuận Hải (Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay). Ông Hiền cũng là người có niềm tin mãnh liệt về “kho báu Yamashita”.

Theo ông Hiền, năm 1987 khi được Trung ương điều về làm việc tại Ban Nội chính, ông đã có một số bằng chứng và cơ sở về việc quân đội Nhật chôn giấu kho báu tại núi Tàu trước khi Thế chiến thứ II kết thúc. Ngoài ra, năm 1976, tỉnh Thuận Hải đã cho thợ lặn ra Cù Lao Câu cách núi Tàu hơn 3 hải lý lặn tìm những con tàu đắm dưới biển. 

Kết quả, những con tàu đắm ở vùng biển này đều rỗng ruột. Họ càng tin chắc tài sản trên đó đã được đem lên chôn giấu ở đất liền. Kẻ bỏ của, người bỏ công”, vậy là hai ông già bắt tay nhau để biến ước mơ thành sự thật.

Kế hoạch LB

Sau đúng một năm đào bới trên diện tích 3.000 m2, trong đó điểm thăm dò chính có cắm mốc dài 20m, rộng 10m và sâu 3m nhưng không phát hiện được gì. Tháng 11/1994, UBND tỉnh Bình Thuận ra quyết định đình chỉ họat động thăm dò, khai thác.

Trước tình hình đó, ông Tiệp trình báo mình đã tìm được nắp hầm, nhưng do việc đào đá thủ công quá khó khăn, tiến độ thi công chậm nên xin phép ủy ban cho dùng chất nổ để phá đá.

Tháng 2/1995, được sự cho phép của ủy ban ông Tiệp bắt đầu “Kế họach LB”. LB tức Lê Bửu, một nhân vật giàu có hàng đầu ở Bình Thuận trước 1975.  Theo lời ông Bửu, cha ông có tham gia làm đốc công trong việc chôn giấu kho báu vào một hang đá tự nhiên ở núi Tàu. Sau khi chôn giấu, đã dùng đá lấp lại ngụy trang thành sườn núi giả. Do sợ bị thủ tiêu, cha của ông Bửu đã bỏ trốn nên thoát chết.

kho-bau-nui-tau2-1420170645

Tướng Yamashita và một bức tượng vàng được cho là tìm thấy trong kho báu của  ông ở Phillipines

 Căn cứ vào đó, ông Tiệp bỏ ra gần 200 triệu đồng, ký hợp đồng phá đá bằng chất nổ với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận và ký một hợp đồng khai thác “Kho báu Yamashita” với Công ty TNHH Diên Hồng, TP.HCM.

Từ 1995-1999, suốt bốn năm ròng rã, điều mà ông Tiệp đeo đuổi chỉ đem lại kết quả là băm nát ngọn núi Tàu. Tuy thế, ông không hề nản chí mà còn đem về rất nhiều tảng đá cho là “kim la bàn’, “nắp hầm”, “bùa yểm” của kho báu để khoe với nhiều người.

Năm 1999, kế hoạch này lại bị ủy ban tỉnh ra quyết định chấm dứt. Nhờ vào uy tín của nguyên Bí thư Hiền, cả hai ông vẫn thỉnh thoảng lên xuống khu vực núi Tàu để khảo sát.

Năm 2000, ông Tiệp quyết định “hạ sơn”, quay về TP.HCM sau 7 năm tìm kiếm kho báu vô vọng. Thế nhưng, ông vẫn thuê hai cha con ông Bành Hoài Hơn và Bành Hoài Vân dựng chòi trên đỉnh núi Tàu trông coi.

Những dấu hiệu bất thường xung quanh kho báu

Tháng 10/2000, ông Hơn báo cáo một tin kinh động là sau khi tự moi một hố sâu khoảng 1m, ông phát hiện nắp hầm của kho báu.

Do là nắp hầm nên khi trời mưa tất cả nước mưa theo dòng chảy xối xả vào miệng hầm. Đặc biệt khi đưa máy radio đến “miệng hầm” radio bỗng mất sóng, đồng hồ đang chạy bình thường bỗng kim chạy bị giật.

Cùng lúc này, ông Tiệp báo cáo một số “dấu hiệu bất thường” xung quanh “kho báu Yamashita”. Theo đó, có một công ty nước ngoài đến thuê đất dưới chân núi Tàu. Hàng đêm xe cơ giới họat động rầm rộ, pha đèn sáng rực. Công ty này cũng đã khoan thăm dò hàng lọat mũi khoan dưới chân núi; đồng thời có rất nhiều người lạ mặt xuất hiện quanh khu vực mà ông Tiệp trước đây đào bới.

kho-bau-nui-tau1-1420170645

Hai vị trí được cho là “khe dị thường” và đường dẫn vào kho báu.

Công an tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Công an huyện Tuy Phong đến hiện trường để xác minh. Kết quả, những người lạ mặt này đều là dân địa phương đi lượm đá bán kiếm tiền. Việc radio hay đồng hồ có vấn đề cũng không chính xác.

Riêng công ty nước ngoài khoan thăm dò là có thật. Đó là do công ty Tomtec ký hợp đồng với Công ty Bạch Đằng làm đường từ QL1A vào công ty. Thêm nữa, Công ty Tomtec có hợp đồng với Đoàn Địa chất TP.HCM khoan thăm dò nguồn nước và chất đất để nuôi tôm.

Hàng lọat thất bại, hàng loạt tưởng tượng viển vông không có cơ sở và hàng tỷ đồng đã đổ xuống đỉnh núi Tàu nhưng giấc mơ của hai ông vẫn không tắt. Năm 2002, họ lại xin được giấy phép để trở lại với núi Tàu. Lần này họ đem theo một nhà ngoại cảm và một thanh kiếm cổ của Nhật với cán kiếm hình đầu rồng.

Plo.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu

Tag: kho bau , kho bau nui tau , tim kho bau o nui tau , kho bau Yamashita , tin , bao