Khách sạn - ẩm thực: Xu hướng chọn nghề mới
Thứ hai, 07/01/2013 16:03

Trong bối cảnh ngành nghề đa dạng (hơn 3.000 ngành đào tạo trong cả nước), chọn lựa một ngành nghề phù hợp để “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” quả không dễ.

Sinh viên ngành Quản trị khách sạn thực hành môn nghiệp vụ buồng phòng

Sinh viên ngành Quản trị khách sạn thực hành môn nghiệp vụ buồng phòng

Hiện nay các ngành nghề thuộc nhóm ngành Khách sạn - âm thực – giải trí đang vươn lên mạnh mẽ. Tại sao những ngành nghề trên lại đang có xu hướng hấp dẫn bạn trẻ?

Theo các chuyên gia về nhân lực thì ngành quản trị bếp và ẩm thực là một nghề hái ra tiền thật sự vì độ “nóng” về nhân lực. Ngành công nghiệp ăn uống luôn mang lại siêu lợi nhuận, thu nhập của bếp trưởng là những con số đáng mơ ước. Do vậy số lượng sinh viên đăng ký ngành học này ngày càng đông và đang trở thành nghề “nóng” nhất hiện nay.

Sinh viên ngành Quản trị bếp và ẩm thực luôn năng động chứng tỏ “tôi sẽ là những bếp trưởng tương lai”.

Sinh viên ngành Quản trị bếp và ẩm thực trong lễ hội “Món ngon các nước 2013”.

Tiếp theo của dự báo là ngành quản trị dịch vụ giải trí và thể thao vì chính sức hấp dẫn của nghề “độc” và “lạ” này. Để có thể lên sóng các gameshow nổi tiếng (Hãy chọn giá đúng, Trò chơi âm nhạc, Chiếc nón kỳ diệu...) hay các chương trình truyền hình hoành tráng như Vietnam Idol, Vietnam’s Got Talent, Giọng hát Việt (The Voice) là thành quả của sự lao động miệt mài và không ngừng sáng tạo của tổ hợp hậu trường (những nhà thiết kế sân khấu, bộ phận âm thanh ánh sáng, đạo diễn, chuyên viên tư vấn...). Vì thế, việc đào tạo ra các chuyên viên tổ chức, quản lý có khả năng đảm nhiệm để điều hành hỗ trợ giám sát một khối lượng công việc khổng lồ rất cần có một sự đào tạo chuyên nghiệp bài bản. Trường Việt Giao đã tiên phong trong đào tạo chính quy ngành này.

Sinh viên trong giờ “đối thoại” với giảng viên

Sức nóng về nhân lực lúc này đã khẳng định được ngành hướng dẫn viên du lịch là nghề không sợ thất nghiệp. Vì hiện tại, ngành du lịch nước ta đang rất thiếu nguồn nhân lực, do đó sinh viên đang theo học ngành này không lo thất nghiệp, nhưng với điều kiện là phải biết tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết, không ngừng tìm tòi học hỏi để tích lũy vốn sống để có thể nhạy bén ứng xử kịp thời trước mọi tình huống, đồng thời phải chú ý rèn luyện thể chất để có thể thích nghi với những chuyến đi công tác dài ngày trong và ngoài nước.

Nhóm ngành Khách sạn và Giải trí luôn nhận được sự quan tâm về hỗ trợ học bổng của các tổ chức quốc tế

Ngoài ra ngành Quản trị khách sạn cũng là một nghề luôn có sức hút nhân lực cao và khả năng kéo dài đến 15 năm nữa. Vì với chuyên ngành này, sinh viên có khá nhiều cơ hội việc làm khi ra trường, chẳng hạn như quản lý hành chính, quản lý nhân lực, nhân viên kinh doanh, tiếp thị… tại các doanh nghiệp du lịch; trở thành quản lý bộ phận tiếp tân, quản lý phục vụ, quản lý tiền sảnh nhà hàng - khách sạn, quản lý bộ phận phòng… trong các nhà hàng - khách sạn cao cấp hoặc trở thành nhân viên nghiên cứu và quản lý, cán bộ phòng lữ hành, thị trường, xúc tiến, phát triển… tại các cơ quan nghiên cứu, quản lý nhà nước về du lịch trong và ngoài nước.

Tóm lại, ngày nay nhu cầu của xã hội ngày càng đa dạng thì việc học tập nâng cao trình độ là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo là yếu tố không kém phần quan trọng, nó quyết định cơ hội việc làm và sự nghiệp của bạn.

Zing/Infonet

Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!

Tag: Khách sạn , Ẩm thực , Đầu bếp , Nghề nghiệp , Việc làm , Quản trị khách sạn , Xu hướng việc làm