Indonesia đang cân nhắc triển khai các tên lửa phóng từ tàu để chống lại tàu đánh cá nước ngoài, trong đó có Trung Quốc xâm nhập vào lãnh hải của họ trên Biển Đông.
Indonesia ngày càng mạnh tay với Trung Quốc trên Biển Đông |
Indonesia – Đối thủ tiềm năng mới của Trung Quốc trên Biển Đông
Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông trên báo chí, Bộ trưởng điều phối chính trị, pháp lý và an ninh mới được bổ nhiệm của Indonesia, Tedjo Edhy Purdijatno đã công bố thông tin trên trong cuộc họp báo ngày 25/11 tại dinh tổng thống ở Jakarta.
Ông Purdijatno – từng là Tư lệnh hải quân Indonesia chia sẻ về việc bắt giữ 10 tàu cá nước ngoài xâm nhập lãnh hải nước này, trong đó có một số tàu bị bắt ở khu vực quần đảo Natuna ngày 19/11. Quần đảo này cách khu vực tranh chấp Biển Đông khoảng 200km. Hồi tháng 10, sau một cuộc diễu binh nhân kỷ niệm 69 năm thành lập các lực lượng vũ trang Indonesia, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono trước khi rời nhiệm sở đã ra quyết định triển khai các trực thăng tấn công AH-64 tới quần đảo Natuna.
Giới quan sát quốc tế nhận định, với động thái trên, Indonesia đã trở thành một đối thủ tiềm năng mới của Trung Quốc ở Biển Đông. Rõ ràng là Indonesia không đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng coi quần đảo Natuna có thể là một "điểm nóng" vì khoảng cách khá gần các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và thực tế rằng, một bản đồ Bắc Kinh xuất bản năm 1993 tuyên bố quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc.
Trước đó, vào cuối tháng 9 vừa qua, Phó Đô đốc Desi Albert Mamahit - người đứng đầu Cơ quan phối hợp an ninh biển của Indonesia tại một diễn đàn an ninh hàng hải đã nói thẳng rằng, vùng biển bao quanh nhiều hòn đảo của Indonesia (chỉ Biển Đông) đang thực sự gặp nguy hiểm trước sự hiện diện theo chiều hướng ngày một xâm lấn của Trung Quốc.
“Đây rõ ràng là một mối đe doạ thực sự cho Indonesia”, ông Desi cũng là một chủ nhiệm khoa ở trường Đại học Quốc phòng Indonesia, nói. Theo ông, quốc đảo Indonesia cần phải chuẩn bị trước những động thái mà Trung Quốc có thể thực hiện nhằm mở rộng hơn nữa yêu sách chủ quyền.
7 chiến lược Việt Nam chống bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông
Theo phân tích của giáo sư Alexander L.Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Hono olulu), không có một chiến lược duy nhất có thể khái quát cách Việt Nam làm thế nào đối phó với các vấn đề Biển Đông. Thay vào đó Việt Nam theo đuổi vô số phương pháp, sử dụng một loạt các cơ chế trải dài từ cứng rắn đến quyền lực mềm ở Biển Đông. Ít nhất có 7 chiến lược riêng biệt của Việt Nam có thể được xác định.
Quan hệ Việt - Trung vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên mọi lĩnh vực, trong đó có vấn đề Biển Đông. Ảnh Giáo Dục
Ở thái cực cứng rắn, Việt Nam cố gắng củng cố và tăng cường sự hiện diện và các lực lượng của mình, cả quân sự và phi quân sự ở Biển Đông. Từ năm 1989 đến năm 1991, Việt Nam đã cắt lực lượng chốt giữ thêm 6 bãi cát ngầm trên thềm lục địa của mình ở phía Tây Nam quần đảo Trường Sa bằng hệ thống nhà dàn và có lực lượng trông coi.
Chậm mà chắc, Việt Nam tiếp tục củng cố và tăng cường sự hiện diện của mình tại các điểm bằng cách tăng cường lực lượng và cơ sở vật chất, trang thiết bị và đưa dân ra sinh sống. Đồng thời, để đối phó với thủ đoạn của Trung Quốc, năm 2012 Việt Nam đã quyết định thành lập lực lượng Kiểm ngư như một lực lượng thứ 3 sau Hải quân và Cảnh sát biển để tuần tra vùng nước thuộc chủ quyền của mình trên Biển Đông.
Để xây dựng một lực lượng có khả năng răn đe tối thiểu trên biển, Việt Nam tiếp tục hiện đại hóa Hải quân và Không quân. Một yếu tố quan trọng trong lực lượng răn đe này là 6 tàu ngầm Kilo do Nga chế tạo.
Thứ hai, Việt Nam ý thức rất rõ rằng mình không thể chỉ dựa vào năng lực quân sự để một mình ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông. Một chiến lược để bù đắp cho sự thiếu hụt này là cần có sự tham gia mạnh mẽ của các bên thứ ba có liên quan. Áp dụng chiến lược này được Việt Nam giới hạn trong ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông.
Chiến lược thứ ba, thay vì tạo thành các liên minh và đối tác mạnh mẽ, Việt Nam chú trọng nhiều hơn vào quốc tế hóa vấn đề Biển Đông để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Chiến lược thứ tư cho thấy những nỗ lực quốc tế hóa, đa phương hóa vấn đề Biển Đông không ảnh hưởng đến các kênh đối thoại song phương Việt - Trung. Việt Nam không chỉ tận dụng lợi thế của tất cả các kênh có thể nói chuyện với Bắc Kinh mà còn nỗ lực duy trì các kênh này. Bên cạnh kênh trao đổi liên lạc giữa 2 chính phủ, Việt Nam cũng duy trì hoạt động tiếp xúc liên lạc giữa 2 Đảng và quân đội 2 nước.
Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo trái phép ở ít nhất 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam. Ảnh Giáo Dục
Thứ năm, Việt Nam thực hiện chiến lược tự kiềm chế và tự chế để trấn an Trung Quốc cũng là một yếu tố quan trọng trong cách tiếp cận của Việt Nam với vấn đề Biển Đông. Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Việt Nam nhận thức rõ về sự vượt trội trong sức mạnh quân sự của Trung Quốc và Bắc Kinh thì luôn rình rập cơ hội người Việt bị kích động để leo thang xung đột và tung quân áp đảo Việt Nam.
Mềm hơn nữa là chiến lược thứ 6, Việt Nam chủ động bày tỏ sự tôn trọng đối với Trung Quốc, kết hợp giữa hợp tác và đấu tranh là chìa khóa cho khả năng tồn tại trong bối cảnh Trung Quốc "phủ bóng ảnh hưởng" xuống Việt Nam trong cả ngàn năm qua. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đi thăm Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 trước khi ông Minh thăm Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (có kế hoạch) đến Việt Nam.
Trong khi không quên chuẩn bị dự phòng đối phó với thách thức quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam hy vọng có thể cô lập và giảm bớt xung đột bằng cách khẳng định quan hệ hợp tác, đoàn kết hữu nghị giữa 2 Đảng, nhà nước và quân đội. Bất chấp những căng thẳng, khó khăn sau khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 phá vỡ sự tin tưởng của người Việt vào Trung Quốc, Việt Nam vẫn tỏ thiện chí muốn đối thoại với Trung Quốc như một chiến lược đối phó với sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đó là chiến lược thứ 7.Có thể nói, nhìn chung cách tiếp cận của Việt Nam đối với Biển Đông là kết hợp răn đe với sự bảo đảm.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?