Về tội tham ô tài sản, Dương Chí Dũng và ba đồng phạm bị truy tố theo điều khoản có khung hình phạt cao nhất là từ 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.
Bị can Dương Chí Dũng |
Sáng 12/12, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Phiên tòa do thẩm phán Ngô Thị Ánh làm chủ tọa dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày (từ ngày 12-14/12). Có 15 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo. Riêng Dương Chí Dũng thuê ba luật sư bào chữa cho mình.
10 bị can bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ GTVT); Mai Văn Phúc (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, nguyên Tổng giám đốc Vinalines); Trần Hữu Chiều (nguyên Phó TGĐ Vinalines) Bùi Thị Bích Loan (nguyên Trưởng Ban Tài chính kế toán Vinalines); Trần Hải Sơn (nguyên TGĐ công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines); Mai Văn Khang (nguyên Phó TGĐ công ty TNHH một thành viên Viễn Dương Vinashin) Lê Văn Dương (đăng kiểm viên thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam); Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện (nguyên phó Chi cục trưởng và cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa).
Ngoài ra, các bị can Dũng, Phúc, Sơn, Chiều còn bị đề nghị truy tố về tội tham ô tài sản.
Theo cáo trạng, 10 bị can về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng có 7 bị can có hành vi cố ý làm trái liên quan đến việc thông quan, nhập khẩu, sửa chữa, thanh toán hợp đồng ụ nổi 83M gây thiệt hại cho nhà nước 336 tỉ đồng.
Về số tiền tham ô 1,66 triệu USD (tương đương 28 tỉ đồng), cáo trạng nêu rõ, theo kết quả khảo sát của Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn và Mai Văn Khang, giá ụ nổi 83M chỉ dưới 5 triệu USD. Thậm chí, công ty bán ụ nổi cho Vinalies chỉ mua lại “đống sắt vụn” này với giá 2,3 triệu USD. Tuy vậy, Dũng đã chấp nhận giá mua ụ là 9 triệu USD để ăn chia với các công ty môi giới và công ty bán tàu của nước ngoài.
Trong tổng số tiền tham ô 28 tỉ đồng, Dũng bị cáo buộc đã nhận 10 tỉ đồng, Phúc nhận 10 tỉ đồng, còn lại Sơn và Chiều chia nhau. Do đó, cáo trạng truy tố Dũng và ba đồng phạm theo Khoản 4 Điều, Điều 278 về tội tham ô tài sản với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Trong quá trình điều tra, Dũng và Phúc không thừa nhận hành vi tham ô như cáo buộc của Viện kiểm sát.
Khoản 4, Điều 278 Bộ Luật hình sự quy định: Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: Ghép mặt bạn mới quen vào clip nhạy cảm để tống tiền nạn nhân
- Chủ xe có thể bị xử phạt nặng nếu cho người khác mượn xe! Cập nhật ngay quy định mới tránh 'vạ lây' nghiêm trọng
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?