Nhiều phụ huynh không biết xử trí khi con bị ngạt đàm nhớt, trong khi đó theo các bác sĩ, trẻ có thể bị ngưng thở vì tình trạng này.
Đàm nhớt rất mau ứ đọng và đặc dính. Đây chính là lý do khiến nó không thể tống ra ngoài và nước muối sinh lý sẽ làm giảm sự đặc dính này. |
Cử nhân Hà Thị Kim Yến, Khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cho biết khi bị ho cảm sổ mũi, nếu người lớn có thể tự tống đàm nhớt ra ngoài thì trẻ gặp nhiều khó khăn bởi bé không tự xoay sở được. Một trở ngại khác dễ khiến trẻ bị ngạt khi nhiều đàm nhớt là do trẻ nhỏ chỉ thở duy nhất bằng đường mũi mà không thể thở bằng miệng.
Ngoài chuyện khóc quấy, bú kém do bức bối, nghẹt đàm có thể gây tím tái, ngưng thở do đường thở của trẻ nhỏ và tính đàn hồi kém. "Chính vì thế, sự can thiệp sớm là cần thiết", bà Yến nói.
Tại khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, để giúp trẻ tránh nghẹt đàm, các bác sĩ đã thực hiện những kỹ thuật như sau:
Giúp đàm nhớt bớt, đặc bằng nước muối sinh lý:
Đàm nhớt rất mau ứ đọng và đặc dính. Đây chính là lý do khiến nó không thể tống ra ngoài và nước muối sinh lý sẽ làm giảm sự đặc dính này.
Bé nằm nghiêng, bơm nước mối sinh lý từ từ vào mũi bé. Hết mũi này đến mũi kia.
Không làm loãng đàm bằng các loại thuốc long - loãng đàm vì cơ chế của các loại thuốc này không phù hợp với kỹ thuật vật lý trị liệu.
Tống đàm nhớt ra ngoài mũi miệng:
Sau khi bơm nước muối sinh lý giúp đàm nhớt bớt đặc dính, vẫn để bé ở tư thế nằm nghiêng, nhà vật lý trị liệu dùng một tay bịt một mũi bé, tay còn lại bịt miệng để đàm nhớt có thể tống ra từ mũi còn lại.
Cơ chế tống đàm dựa vào việc trẻ khóc từ lúc bị bơm nước muối sinh lý vào mũi. Trẻ có thể khóc do khó chịu, tuy nhiên bé càng khóc lớn thì sẽ giúp tống đàm hiệu quả hơn.
Với các cử nhân vật lý trị liệu, thao tác này phải thật khéo léo, vừa thực hiện vừa theo dõi tình trạng của bé nhằm tránh tình trạng ngạt do mũi và miệng bị bịt chặt.
Kỹ thuật “chặn gốc lưỡi” giúp đẩy đàm từ sau họng ra ngoài miệng:
Kỹ thuật này cần tính chuyên nghiệp cao, không nên thực hiện nếu không qua huấn luyện vì khả năng gây nguy cơ trào ngược và làm tổn thương lưỡi của trẻ.
Khi gia đình chưa có điều kiện đưa trẻ đến bệnh viện để được chuyên gia vật lý trị liệu xử trí, ba mẹ có thể tự làm ở nhà biện pháp bơm nước muối cho đàm bớt đặc, sau đó dùng boa hút (mua ở nhà thuốc) để hút đàm nhớt cho trẻ.
"Trong những trường hợp trẻ có biểu hiện ngạt do đàm nhớt, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được điều trị toàn diện bệnh lý hô hấp - nguyên nhân chính gây ra nạn ứ đọng đàm", bà Yến khuyên.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?