Việc chỉ mình SJC được dập vàng miếng còn dẫn đến hệ lụy khác là thị trường có đầy đủ vàng nguyên liệu, nhưng lại thiếu vàng miếng SJC, nên giá vàng có điều ki
Giá vàng bị đẩy lên cao một phần do chênh lệch cung cầu vàng SJC. |
Kết thúc phiên giao dịch chiều qua 2/10, giá vàng SJC leo lên sát 48 triệu đồng/lượng. Chỉ số giao dịch cuối ngày cho thấy, giá vàng SJC giao dịch tại Hà Nội giá mua vào là 47,55 triệu đồng/lượng, giá bán ra là 47,87 triệu đồng/lượng, cao hơn giá chốt của phiên giao dịch ngày 1-10 trên 300.000 đồng/lượng. Như vậy, giá vàng trong nước đã liên tục leo dốc trong nhiều phiên giao dịch gần đây và hiện vẫn cao hơn giá thế giới (đã quy đổi) gần 3 triệu đồng/lượng.
Nguyên do nào khiến giá vàng liên tục leo dốc, giá hiện nay có “ảo” và giải pháp nào cho hiện tượng này? Theo một số chuyên gia tài chính, có nhiều lý do khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới. Cụ thể, trước đây, vàng chỉ bị quản lý bởi hạn ngạch nhập khẩu, số lượng và nhập lúc nào là do DN xuất nhập khẩu vàng quyết định, nhưng nay thì do Ngân hàng Nhà nước quyết định. Nguyên nhân khác khiến cung cầu không gặp nhau là nguồn cung vàng từ SJC nhiều lúc không đều đặn.
Khi SJC và nhiều DN vàng khác cùng được dập vàng miếng thì người dân chỉ chuộng vàng miếng thương hiệu SJC, nay theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP, chỉ SJC được phép gia công vàng miếng thì loại vàng miếng mang thương hiệu này lại một mình một chợ, nên khi nhu cầu mua vàng của người dân lên cao thì nguồn cung vàng SJC lại càng “nghẽn”.
Việc chỉ mình SJC được dập vàng miếng còn dẫn đến hệ lụy khác là thị trường có đầy đủ vàng nguyên liệu, nhưng lại thiếu vàng miếng SJC, nên giá vàng có điều kiện ngày càng tăng cao. Sắp tới đây, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 25-11 các ngân hàng thương mại phải chấm dứt huy động vàng.
Nếu thực hiện đúng quy định đó thì dự đoán, giá vàng còn tăng cao hơn khi nhiều ngân hàng cùng mua vàng để trả cho người gửi,… và lựa chọn duy nhất lúc này lại vẫn là vàng SJC. Chỉ với vài lần tăng nhu cầu mua vàng cục bộ, giá vàng tất yếu sẽ bị đẩy lên đến mức… “ảo”. Đi tìm giải pháp cho vấn đề này, đã có nhiều kiến nghị từ phía các chuyên gia cũng như DN kinh doanh vàng, trong đó có ý kiến đề xuất phải chấm dứt triệt để nghiệp vụ huy động và cho vay bằng vàng của các ngân hàng để nhu cầu về vàng chỉ có từ đối tượng duy nhất là người dân, với mục đích cất trữ. Bên cạnh đó, cần xem xét cho dập vàng miếng các thương hiệu phi SJC.
Theo khẳng định của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, “giá vàng không sốt”. Không sốt, nhưng vàng cứ tăng nóng và ảo như hiện nay thì nguy cơ chẳng khác gì và là cái bẫy có thể chụp xuống các nhà đầu tư bất kỳ lúc nào. Nguy cơ này cần sớm được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhận diện, để có những giải pháp khẩn cấp trước khi quá muộn.
- Dọn nhà cuối năm, muốn tránh bị mất tài lộc và giữ trọn may mắn thì không nên bỏ 5 món đồ này dù cũ đến đâu
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- 7 điểm mới của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- Ai là người có lương hưu cao nhất Việt Nam? Con số 'khủng' đến mức nào mà khiến nhiều người giật mình
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước