Từ rất bé, tôi đã cảm nhận được gia đình mình không giống như gia đình của nhiều bạn khác. Đầu tiên là việc ba mẹ không ở chung với nhau.
Tôi là một đứa trẻ bị bỏ rơi (Ảnh minh họa) |
Cứ cuối tuần thì tôi được mẹ rước về chơi với mẹ, rồi đầu tuần là mang trả lại cho ba. Nhưng hễ đêm nào tôi ngủ với mẹ là lại thấy rất nhớ ba. Còn ở với ba lại rất nhớ mẹ. Nhiều lần vì chuyện đưa tới rước lui mà ba mẹ cãi nhau quyết tử. Những lúc như vậy tôi rất sợ. Sau này lớn lên một chút, không ai nói nhưng tôi cũng biết là ba mẹ đã ly dị với nhau. Tôi không biết người lớn có nỗi khổ gì. Nhưng nỗi khổ của đứa trẻ như tôi thì tôi hiểu rất rõ. Lúc nào tôi cũng thấy tủi thân, cũng thấy mình là cục thịt thừa lủng lẳng bên cạnh cuộc đời của ba mẹ. Từ lúc ba có dì, rồi có thêm em bé, cảm giác thừa thải ấy càng rõ rệt. Ba đi làm suốt ngày, tối về nhà vẫn còn loay hoay trên máy tính có khi đến quá nửa đêm. Nhiều lúc tôi muốn nói chuyện với ba, cũng không có cơ hội. Mấy năm sau, mẹ cũng có ba dượng nên không rảnh để mỗi tuần rước tôi về chơi. Thi thoảng điện thoại cho tôi thì cũng loanh quanh mấy câu: con có khỏe không, ráng học nha, chừng nào mẹ rảnh mẹ xin ba cho về chơi với em… Nhiều lúc nhớ mẹ quá, tôi chỉ biết nằm khóc một mình.
Bây giờ đã lớn, nhớ mẹ, tôi biết tự về thăm. Mẹ cũng đã có em bé với dượng. Em bé mẹ sinh ra không bình thường như những đứa trẻ khác. Em thường xuyên phải vào bệnh viện. Mẹ bỏ cả công việc để chăm em. Tiền lương của dượng cũng không nhiều nên hoàn cảnh nhà mẹ ngày một khó khăn. Tôi thương mẹ thường lui tới đở đần công việc và phụ mẹ chăm em. Điều này làm dì phật ý. Những lúc không có mặt ba, dì hay bóng gió đay nghiến tôi và xúc phạm mẹ. Dì nói mẹ tàn mạt rồi xui tôi về bòn rút của ba. Sợ ba gây gổ với dì và sợ mẹ bị tổn thương nên tôi không hám hé răng than thở.
Vậy mà dì vẫn không buông tha. Sáng đó, tôi chuẩn bị cặp sách đi học. Vừa dắt xe đạp ra cổng, ba từ trên lầu cùng dì đi xuống. Ba gọi tôi vô hỏi chuyện. Ba hỏi con có lấy chiếc lắc vàng dì để quên trong buồng tắm hay không. Tôi vừa ngạc nhiên vừa sợ hãi trả lời ba tôi không có lấy. Dì đòi xét cặp, nghĩ mình không lấy nên tôi đưa cặp cho dì xét. Không hiểu tại sao cái lắc vàng của dì lại nằm trong cặp của tôi. Ba hét lên: “Tại sao con làm như vậy?”. Lần đầu tiên tôi nghe giọng ba giận dữ. Ba chồm tới như muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Ba tát tôi một cái như trời giáng. Tôi không biết trả lời sao. Ba biểu tôi từ nay về sau ở luôn bên mẹ đi không được về nhà nữa. Tôi tưởng mấy chuyện như vầy chỉ có ở trong phim thôi. Bây giờ rơi đúng vào tôi. Lần đầu tiên tôi thấy đời không khác phim là mấy. Tôi ghét dì và giận ba lắm. Sao ba không nghe tôi nói, không tin tôi. Cái gì ba cũng nghe, cũng tin dì.
Tôi quyết định về ở với mẹ nhưng tôi không dám kể cho mẹ nghe. Mẹ đã khổ quá rồi, em bé suốt ngày ra vô bệnh viện, giờ nào mẹ cũng tất bật công việc không ngơi tay. Tôi về ở, mẹ lại lo thêm chén cơm. Tôi rất thương mẹ. Không bữa nào tôi dám ăn no. Rồi mẹ cũng phát hiện ra. Mẹ hỏi tại sao tôi không về nhà ba. Tôi nói quanh co cũng không giấu được mẹ. Mới đầu mẹ rất sốc, mẹ giận dữ đòi qua nhà ba làm cho ra lẽ. Nhưng sau cùng không hiểu nghĩ sao mẹ lại thôi. Mẹ nói, để mẹ sẽ gặp riêng ba nói cho ba hiểu, bởi vì dù sao thì thời điểm này tôi cũng cần ba chu cấp tiền để đi học cho hết mấy năm đại học nữa chứ mẹ nghèo quá, không lo nổi.
Mẹ đi gặp ba. Hai người hẹn nhau trong quán cà phê. Nói chưa dứt câu chuyện, dì tới đánh ghen. Dì hùng hổ chửi bới mẹ. Ba ngồi trơ ra không bênh lấy mẹ một câu. Không hiểu sao mẹ cũng không trả lời tiếng nào, không chống cự gì hết, mẹ khóc rồi bỏ về. Từ đó, tôi không dám về nhà ba, mẹ cũng không nhắc gì về chuyện này nữa. Từ ngày có tôi, nhà thêm một miệng ăn. Mẹ thì mắc lo cho em bé không đi làm được. Tất cả nhờ vào dượng. Dượng đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Mặc dù ở chung nhà nhưng tôi cũng ít khi chạm mặt dượng. Mẹ nói như vậy cũng tốt.
Đang lúc nửa đêm, thấy khát nước quá, từ trên gác, tôi lò dò xuống bếp kiếm nước uống. Đi ngang qua phòng mẹ, nghe dượng lớn tiếng: “Hồi bà về ở với tui, bà nói con bà ở với ba nó, bà không trách nhiệm gì. Bây giờ, nó về đây báo cô. Tui nai lưng ra làm như con trâu, nuôi bà, nuôi con bà nữa, tui chịu sao xiết”. Mẹ vừa khóc vừa nói: “Nó ở bển bị dì ghẻ ăn hiếp quá, ở không nổi, nó mới về đây…”. Tôi trở lên gác nằm nghĩ phận mình hẩm hiu, tủi thân khóc một mình. Về nhà ba thì không thể, còn ở lại, thấy mẹ bị dượng chì chiết, tôi cũng không đành lòng.
Sáng hôm sau thay vì đi học, tôi lang thang khắp nơi tìm việc làm, cả ngày rời rã vẫn không tìm được một việc gì thích hợp để tôi có thể vừa làm vừa đi học. Phố đã lên đèn, ban đêm mới là lúc Sài Gòn tỏa ra hết sức sống đầy nội lực của nó. Từ nhỏ đến giờ, đây là lần đầu tiên tôi ra đường vào ban đêm. Hàng quán phố xá ban ngày không thấy đâu, ban đêm thi nhau mọc lên như nấm bít kín cả vỉa hè. Tôi cứ thế trôi trong đêm Sài Gòn rực rỡ ánh đèn. Trong cái hào nhoáng xa hoa đó, tôi cũng bắt gặp thỉnh thoảng ở một vài góc phố những cảnh đời vất vả mưu sinh. Chợt nhớ đêm đã khuya mà mẹ thì không biết tôi đi đâu, tôi quày quã quay về. Đúng lúc trước mặt tôi hiện ra một tấm biển “tuyển người phụ bán phở đêm” lủng lẳng trước một tiệm phở bình dân. Tôi quên luôn ý định quay về, mạnh dạn bước vào. Ông chủ quán, người to béo, mắt hý, bụng phệ ngó tôi một lượt rồi gật đầu. Ông hỏi qua loa tên tuổi, chỗ ở rồi cho biết quán của ông chỉ bán từ đầu hôm cho tới sáng, tôi có làm được không.
Sáng sớm tôi liu xiu bước qua ngạch cửa. Mẹ chờ tôi ở đó, sau khi lo lắng hỏi han. Mẹ nhìn tôi giọng mẹ ráo hoảnh: “Dượng nói nếu con ở đây, dượng sẽ bỏ nhà đi…”. Mẹ bỏ lửng. Tôi hoang mang giục mẹ: “Rồi mẹ nói sao mẹ?”. Mẹ tiếp tục im lặng không nói câu nào cho đến lúc tôi uể oải quảy ba lô bước ra khỏi nhà. Tôi không can đảm, ngoái lại nhìn mẹ một lần cuối.
Mấy hôm nay, tôi ở nhờ phòng trọ với nhỏ bạn cùng lớp. Đêm phụ quán phở kiếm tiền, sáng đi học, trưa về vùi đầu ngủ đến tối. Đầu óc tôi lúc nào cũng quay cuồng. Trong khi nhiều người vì lẽ gì đó mà từ bỏ gia đình để ra đi thì tôi lại thèm có một mái nhà xiết bao. Tôi thèm có ba mẹ xiết bao.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?