Nhìn những giọt nước mắt chảy ra từ đôi mắt mù lòa của mẹ già đau yếu, bị cáo Trần Trung Hiếu mới giật mình nhận ra mẹ quan trọng đối với hắn thế nào.
Từ trái qua: Hiếu và Lượng tại phiên tòa phúc thẩm |
Tuy nhiên, mọi sự ân hận lúc này đã muộn màng...
Mẹ bất lực nhìn con sa ngã
Nhận thông báo phiên tòa phúc thẩm xử cậu con trai út của mình diễn vào ngày 20/9/2012, bà Huỳnh Thị S (mẹ của bị cáo Hiếu, ngụ thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) lòng bồn chồn lo lắng, đứng ngồi không yên. Nhìn mẹ cứ thở dài thườn thượt, lần mò đi tới đi lui trong khuôn viên căn nhà chật hẹp, chị gái của Hiếu không biết nói gì hơn, chỉ biết động viên mẹ “bình tĩnh” chờ đến ngày khai tòa.
Chứng kiến cảnh bà mẹ đã mù lòa nay lại phải khóc cạn nước mắt vì con trai phạm trọng tội, bà con lối xóm chỉ biết qua lại thăm hỏi động viên bà S giữ sức khỏe để hy vọng còn sống cho đến ngày Hiếu được trả tự do...
Trước giờ khai cuộc phiên tòa, bà Huỳnh Thị S buồn rầu kể về cuộc đời bất hạnh của mình. Bà vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, gia cảnh nghèo khó nên bà không được học hành bài bản mà sớm lập gia đình rồi sinh hai chị em Hiếu. Do chịu khó “cày sâu cuốc bẫm”, ngày tháng qua đi, vợ chồng bà cũng dành dụm được đôi chút để các con không phải thua kém chúng bạn.
Thấy cha mẹ vất vả mưu sinh, người chị gái của Hiếu chăm học, chịu thương chịu khó bao nhiêu thì Hiếu lại chơi bời, phá phách bấy nhiêu. Hết lớp 11, bất chấp cha mẹ khuyên ngăn, Hiếu quyết định bỏ học ở nhà, hàng ngày đàn đúm với nhóm bạn hư hỏng. Bà S đã nhiều lần lựa lời khuyên dạy con nếu không học được thì ráng chăm chỉ lao động để sau này còn có tương lai, nhưng Hiếu bỏ ngoài tai lời gan ruột của mẹ. Hắn nại hết lý do này đến lý do khác để bao biện cho cái sự lười làm, ham chơi của mình. Thế rồi, Hiếu cứ “đốt” tuổi xuân của mình cùng đám thanh niên sống lang thang, vất vưởng nay đây mai đó.
Không dạy bảo được cậu “quý tử”, bà S cảm thấy đau lòng lắm. Đời đã buồn như vậy nhưng nào đã hết đắng cay nghiệt ngã. Một ngày nọ, bà S bỗng nhiên bị tai nạn giao thông. Vụ tai nạn không cướp đi tính mạng của bà nhưng khiến bà bị thương nặng và mất đi thị giác của mình. Cũng từ sau vụ tai nạn này, kinh tế gia đình bà S trở nên sa sút, khó khăn gấp bội.
Tiếng hát “giết” người
“Đi đêm lắm có ngày gặp ma”, thói ngông cuồng, coi trời bằng vung của Hiếu đương nhiên sẽ có ngày khiến anh ta phải trả giá đắt. Vào tối 8/11/2010, Hiếu lang thang đi “bụi” cùng với Lê Tiến Lượng (22 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa), Đua và hai bạn gái là Kiều - Thảo.
Sau một chầu nhậu tưng bừng ở xã An Hòa (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), 1h hôm sau - 9/11/2010, Hiếu bảo các “chiến hữu” tìm khách sạn để tiếp tục “chơi tới bến”.
Trên đường đi bộ tìm khách sạn, do sẵn có hơi men trong người nên hai cô gái trong nhóm giang tay ra giữa đường, miệng hát nghêu ngao. Đúng lúc đó, anh Đặng Văn Hội cùng một số người bạn đang đi xe máy ngược chiều xuất hiện. Thấy nhóm của Hiếu đi nghênh ngang giữa đường, lại còn giang tay gây cản trở giao thông, hát nghêu ngao gây ồn ào, anh Hội đã “ngứa mắt” nhưng vẫn nín nhịn lách xe vào lề để chở bạn gái về một cách an toàn.
Đưa bạn gái về xong, nhóm của anh Hội quay lại vẫn thấy hai cô gái trong nhóm Hiếu hát hò, múa may làm cản trở giao thông. Không nhịn được, anh Hội bèn chạy xe lên hỏi: “Sao giang tay cản đường đi của mọi người?”.
Đang “hò” vui bỗng bị làm cụt hứng, nhóm của Hiếu lao vào nhóm thanh niên đối phương. Trong lúc hỗn chiến, tên Lượng đã rút dao đâm anh Hội 2 nhát khiến anh này tử vong sau đó. Hiếu cũng dùng dao đâm một thanh niên khác tên là Nguyên trong nhóm anh Hội nhiều nhát khiến nạn nhân gục xuống bất tỉnh. Hiếu còn đuổi theo đâm hai người phụ nữ trong nhóm của anh Hội gây thương tích cho họ.
Mẹ bị cáo Hiếu được người thân dìu bước ở sân tòa
Giọt nước mắt muộn màng
Sau khi giết người, nhóm của Hiếu thuê xe ôm trốn về Bình Dương, trên đường đi, Hiếu và Lượng vứt 2 con dao vào bụi cây. Sau khi đến Bình Dương, hai gã sát thủ này tiếp tục trốn xuống Vũng Tàu. Thế nhưng, vừa đến Vũng Tàu thì chúng hết tiền ăn xài nên ngày 11/11/2010, Hiếu cùng Lượng đành quay về Công an tỉnh Đồng Nai đầu thú.
Ngày 25/6/2012 vừa qua, TAND tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên phạt Lượng 20 năm tù, Hiếu 19 năm tù, Đua 8 năm tù cùng về tội “Giết người”. Sau khi Tòa sơ thẩm tuyên án, VKSND tỉnh Đồng Nai đã kháng nghị tăng mức phạt Lượng từ 20 năm lên tù chung thân do Lượng là kẻ trực tiếp đâm chết anh Hội rồi bỏ trốn. Hiếu cũng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
TAND tối cao tại TP.Hồ Chí Minh mới mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án này. Đứng trước vành móng ngựa, các bị cáo đều cúi đầu nhận tội. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định: Mức án 20 năm tù dành cho bị cáo Lượng này là thỏa đáng, không cần thiết phải tăng nặng hình phạt đối với Lượng bởi bị cáo này có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: Ra đầu thú, phạm tội lần đầu, thật thà khai báo...
Đối với Trần Trung Hiếu, Hội đồng xét xử nhận định: Bị cáo Hiếu có gia cảnh nghèo khó, mẹ bị mù lòa, Hiếu không phải là kẻ trực tiếp đâm chết nạn nhân Hội. Tuy nhiên, hành vi của Hiếu không vì thế mà bớt đi phần nguy hiểm bởi bị cáo này đã gây thương tích đến 87% cho anh Nguyên, việc anh Nguyên không chết nằm ngoài chủ ý của Hiếu, thậm chí sau đó Hiếu còn dùng sao truy sát 2 cô gái khác. Vì lẽ đó, Tòa sơ thẩm tuyên phạt Hiếu 19 năm tù là đúng người, đúng tội.
Tuy nhiên, vì pháp luật luôn có tính nhân văn và sẵn sàng khoan hồng cho những người lầm lỗi khao khát phục thiện nên khi xét đến thái độ ăn năn hối cải của Hiếu, Tòa phúc thẩm đã quyết định giảm án cho Hiếu để bị cáo có cơ hội được về báo hiếu mẹ cha. Sau khi cân nhắc nặng nhẹ, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định giảm 1 năm tù cho Hiếu khi sửa một phần án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo này 18 năm tù giam.
Nghe Tòa phúc thẩm tuyên giảm án cho Hiếu, người mẹ khốn khổ của hắn một lần nữa rơi nước mắt. Rời phòng xử án trong sự áp giải của lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp, bất chợt Hiếu đứng sững người khi nghe thấy tiếng mẹ già mù lòa thều thào gọi: “Hiếu ơi... Con ơi...”.
Không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, Hiếu nhào tới ôm chầm lấy mẹ, những giọt nước mắt của gã tội phạm cũng lã chã tuôn rơi. Để hai mẹ con bị cáo ôm chặt lấy nhau trong giây lát, các đồng chí cảnh sát mới từ từ gỡ tay Hiếu ra để dẫn giải ra xe chở phạm.
Rời vòng tay mẹ, Hiếu cố ngoái lại, nức nở nói trong nước mắt: “Mẹ... ơi! Con thương... mẹ... lắm!”. Tiếng gọi mẹ của Hiếu cứ nhỏ dần, nhỏ dần rồi khuất theo chiếc xe bít bùng trên đường về trại giam, bỏ lại phía sau người mẹ mù lòa đầm đìa nước mắt, lạc giọng gọi con...
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%