Từ đồ nghề chẳng có gì ngoài chiếc lược nhựa gãy răng, nhưng chỉ sau khoảng ba phút, hình những con thú, bông hoa, linh vật… bằng bột nếp thơm nồng vô cùng ngộ nghĩnh, bắt mắt lần lượt được ra đời.
|
Xung quanh, những tiếng nhận xét, bình phẩm, so sánh râm ran như trong một hội thi. Người nghệ nhân vẫn tay nặn, miệng trả lời khách từ sáng đến quá trưa mà người xem vẫn không vãn.
Quê hương của nghề tò he ở thôn Xuân La xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên. Theo lời các cụ kể lại, cái tên tò he là người sau đặt cho, còn xa xưa thì gọi đây là nghề nặn chim cò. Câu chuyện truyền miệng người Xuân La vẫn kể cho nhau rằng thuở xa xưa nơi đây là một gò đất nổi giữa một vùng ngập nước, chim chóc về bắt cá, tìm mồi, làm tổ rất nhiều.
Những cư dân xa xưa thấy vậy bèn véo đất sét nặn hình mô phỏng những con chim, con thú, con cá ấy để cho lũ trẻ chơi, rồi đem đi bán làm thứ quà rẻ tiền cho các mẹ đi chợ phiên mua về cho con. Một năm, có gia đình nghèo, ngày Tết cận kề mà không có trái quả, gà heo để cúng ông bà. Tìm mãi mới được vài bơ gạo nếp để dành để dụm, ông bố liền nghĩ cách đồ gạo, bóp nhuyễn rồi nặn thành hình con gà, chiếc thủ lợn, nải chuối, quả bưởi… bày lên thắp hương.
Cúng xong, cả nhà xin lộc vừa ăn vừa tưởng tượng cỗ thật. Từ đó, người Xuân La học nhau, chuyển từ nghề nặn chim cò bằng đất thành bột nếp, ngào thêm đường. Chơi ấy chơi xong thì có thể đem nướng hoặc hấp lên là ăn được. Tò he thành thứ quà hấp dẫn của trẻ con mỗi khi làng có ngày chợ phiên. Về sau, người nghệ nhân còn cuộn chiếc lá chuối gắn vào con giống, thổi tò te để chào hàng, “dụ” trẻ từ xa. Cái tên tò te ra đời từ đấy.
Độc nhất vô nhị
Nghệ nhân Đặng Văn Khương khẳng định, nghề làm bánh tò he của Xuân La là độc nhất vô nhị không giống tò he những nơi khác.
Bí quyết pha bột, tạo màu, nặn lên muôn hình vạn trạng thì chỉ có người Xuân La mới nắm bắt và duy trì được. Cái khó thứ nhất là phải chọn gạo nếp. Người Xuân La phải tự tay cấy lấy thứ nếp ta, nếp Văn Điển, Hải Phòng là giống cổ truyền, thơm ngát, đồ xôi, làm bánh cứ dẻo quánh thì mới cho thứ bột mịn, dẻo mà không dính tay.
Thứ hai là phải lọc màu từ các cây, củ, quả… trong vườn nhà: màu đỏ của gấc, màu xanh của lá trầu, màu vàng của nghệ, màu tím của quả phèn đen… Phải qua nhiều công đoạn giã, lọc, nấu… theo bí quyết nhà nghề mới tạo ra được 4 màu cơ bản, đem nhuộm cho bột. Rồi từ 4 màu ấy, người nghệ nhân pha trộn vào nhau theo tỷ lệ nhất định để đạt được những khối nguyên liệu như ý. Màu sắc phải tươi thắm, rực rỡ, bắt mắt thì mới đem ra dùng được.
Thứ ba là người nặn phải có trí nhớ tốt và óc tưởng tượng phong phú. Chỉ cần nhìn vào một sự vật nào đó, họ đã phải “bắt” được những yếu tố hồn cốt, những đường nét nổi bật. Thứ tư, phải có đôi tay khéo léo để biến những ý tưởng thành hình. Nhưng điều quan trọng nhất là họ phải có đôi mắt trẻ thơ, làm cho chiếc bánh tò he ngộ nghĩnh mà không ngô nghê, đờ đẫn như những bức tượng. Hội đủ bốn yếu tố rồi mà trời quá nóng hay quá khô thì cũng hỏng. Bột sẽ chảy nhão không sao nặn được hay cứng, làm một lúc là sưng vù các khớp tay, cũng phải vứt bỏ.
Kỹ năng của người nghệ nhân đạt đến độ tay và óc nhịp nhàng. Tay phải nhón bột, pha màu đặt vào là đã xong một chi tiết. Nhanh và khéo đến độ chỉ phải chỉnh lại một vài động tác là hoàn tất. Chỉ trong buổi sáng, một nghệ nhân có thể nặn hàng ngàn con giống, mỗi tác phẩm là một độc bản.
Tìm đường xuất ngoại
Cả người, cả tò he đi qua con đường ngoại giao, qua các lễ hội giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với bè bạn quốc tế thì đã có nhiều. Năm 2003, cụ Đặng Văn Tố đã theo Thủ Tương Phan Văn Khải sang Nhật Bản, năm 2005, ông Nguyễn Văn Thuận được đón sang Mỹ dự Tuần lễ Văn hoá Việt Mỹ… Nhưng ước mong người nước ngoài tự tìm đến Việt Nam để đặt tò he làm hàng hóa, đem đi tiêu thụ ở nước ngoài thì nay đã thành hiện thực.
Một nghệ nhân đi hành nghề ở Hà Nội đã gây được sự chú ý cho một nhà buôn Nhật Bản sang Việt Nam du lịch. Thấy thứ đồ chơi mà người lớn, trẻ em đều thích, ông tò mò ngồi xuống, xem thử. Khách nhận thấy những vật tạo tác đều mô phỏng đời sống và những sản vật làng quê Việt nam, vừa lạ lùng, vừa thích thú, đã theo về tận Xuân La, Phượng Dực để tìm hiểu và đặt hàng thường xuyên. Đây là một cơ hội để sản phẩm của làng cất cánh, thăng hoa.
Nhưng nó cũng đặt ra những thách thức chưa hề có từ hàng ngàn năm qua: Sản phẩm muốn xuất khẩu được phải có độ bền, không nứt vỡ. Nếu chỉ dùng thứ bột nếp truyền thống thì chỉ sau vài ba ngày, hình khối sẽ rơi rụng dần. Màu của chất liệu tự nhiên cũng dễ bị phai, bạc, mốc, giảm giá trị sản phẩm.
Những người có kinh nghiệm nhất trong nghề đã ngày đêm trăn trở, thử qua nhiều cách để chế được thứ bột, thứ màu cao cấp có độ bền mà vẫn đảm bảo nguồn gốc tự nhiên, an toàn và nhất thiết phải làm bằng tay. Cuối cùng, sau nhiều tháng trời mầy mò, nghiên cứu thứ bột ấy đã được chế thành công. Đầu 2010, mẻ tò he đầu tiên đã vượt biển sang Nhật Bản.
Màu sắc và hình dáng tò he đã sắc nét hơn, đường nét con vật cũng trau chuốt hơn. Các đề tài cũng được rộng mở hơn và vẫn mang hồn cốt, đời sống người Việt và làng quê Việt như: Bác nông dân đang dắt trâu đi cày, cảnh bơi chải đua thuyền trên sông, lễ hội… những cô gái đội nón trắng, mặc áo dài tha thướt, cảnh Chí Phèo - Thị Nở say nhau trong vườn chuối đêm trăng, rồi Khuê Văn Các, Văn Miếu, Chùa Một Cột…
Giá thành của những sản phẩm này đã cao gấp 10 lần giá một sản phẩm tò he thông thường… Anh Nguyễn Văn Thành, chủ nhiệm CLB Tò he cho biết, thứ bột nếp mới đã cho phép người nghệ nhân sáng tạo mọi thứ không giới hạn và có thể bảo quản 5-10 năm mà không hỏng. “Bột nếp “vĩnh cửu” của chúng tôi đã có thể tạo ra được những loạt hàng xuất khẩu ổn định, mở ra cơ hội mới cho làng nghề.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%