Tử Cấm Thành là một địa điểm tham quan nổi tiếng của Trung Quốc. Thế nhưng dù đến đây, không phải khu vực nào du khách cũng có thể vào. Trong số những nơi bị niêm phong cấm mở cửa tham quan chính là Vũ Hoa Các.
|
Cố cung còn được gọi là Tử Cấm Thành, cung điện Hoàng gia của hai triều Minh - Thanh, cũng là nơi ở và làm việc của nhiều đời hoàng đế. Nhưng sau khi vương triều nhà Thanh diệt vong, Tử Cấm Thành đã trở thành Cố cung và dần dần được mở cửa đón nhận khách tham quan, đồng thời truyền bá lịch sử văn hóa. Nhiều người trong quá trình tham quan phát hiện, một số cung điện trong Tử Cấm Thành bị niêm phong chặt chẽ, không cho khách vào thăm thú. Và Vũ Hoa Các chính là một trong số đó.
Hình ảnh bên ngoài Vũ Hoa Các trong Tử Cấm Thành.
Vũ Hoa Các thực chất là một Phật đường của Cố cung được xây dựng vào năm Càn Long thứ 14 (1749) và là nơi thờ cúng theo mật tông Phật giáo Tây Tạng. Càn Long đã cải tạo lại một tòa nhà theo kiến trúc thời Minh để tạo ra Vũ Hoa Các. Sau này, Vũ Hoa Các được sửa chữa lại theo mô hình tu viện Thác Lâm Tự ở Tây Tạng. Tuy nhiên, hiện Vũ Hoa Các đã bị niêm phong và cấm du khách tham quan. Thậm chí nơi đây còn có cảnh sát vũ trang canh gác bảo vệ 24/24. Trước việc bảo vệ nghiêm ngặt, nhiều người thắc mắc liệu Vũ Hoa Các chứa đựng bí mật gì mà không muốn cho người đời biết đến?
Vũ Hoa Các tôn thờ tượng Tây Thiên Chú. Vì để bày có sự xem trọng đối với Phật giáo Tây Tạng, Vũ Hoa Các đã chiếu theo Tứ bộ (sự, hành, yoga, vô thượng yoga) của mật tông Tây Tạng tiến hành thiết kế các tầng. Trong đó, tầng trệt được gọi là Trí Hành, tầng 2 là Đức Hành, tầng 3 là Yoga, tầng 4 là Vô Thượng. Mỗi tầng đều thờ Phật tổ và Bồ tát khác nhau. Theo đó, Vũ Hoa Các suy cho cùng cũng chỉ là một ngôi Phật đường bình thường. Vậy tại sao không thể mở cửa cho du khách tham quan?
Có một lần, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi đi dạo Cố cung cùng với bạn. Đang đến gần Vũ Hoa Các thì nghe thấy một hướng dẫn viên bắt đầu giới thiệu lịch sử về Phật đường này cho du khách. Nghe là thế, nhưng du khách vẫn không thỏa mãn vì không được chứng kiến tận mắt: “Vì sao Vũ Hoa Các không được mở cửa?”. Hướng dẫn viên cười nói: “Vì bên trong có tượng Phật vô cùng trân quý, được điêu khắc tinh xảo. Nếu mở cửa cho vào tham quan thì văn vật sẽ bị ảnh hưởng hư hại, nên không được phục vụ du lịch”.
Phổ Nghi cười nói với hướng dẫn viên: “Anh bạn, anh nói chưa được đúng lắm. Đây không phải là nguyên nhân chủ yếu”. Hướng dẫn viên đương nhiên khi đó không biết Phổ Nghi là ai, hỏi dồn: “Thế anh nói xem, là vì nguyên nhân gì?”.
Phố Nghi trả lời: “Nguyên nhân chủ yếu là tầng 4 của Vũ Hoa Các có đặt 3 tượng Phật Hoan Hỷ. Và chỉ có Hoàng đế trước ngày đại hôn mới được phép đến, nên không thích hợp để mở cửa tham quan”.
Tại sao Phổ Nghi lại biết được điều này? Đừng quên rằng Phổ Nghi chính là vị vua cuối cùng của nhà Thanh cũng như chế độ phong kiến Trung Quốc. Trong ngày đại hôn với bà Uyển Dung, Phổ Nghi từng được thái giám đưa đến nơi này để cử hành một số nghi lễ chuyên biệt.
Trên thực tế, điều Phổ Nghi nói chỉ là một phần nhỏ của Vũ Hoa Các mà thôi. Phật đường Vũ Hoa Các là nơi chỉ duy nhất Hoàng đế được phép ra vào để học Phật pháp và tu dưỡng tâm tính. Đối với Hoàng đế mà nói, tâm loạn thì thiên hạ cũng đại loạn. Nên việc điều hướng tư tưởng của Hoàng đế theo Phật học là vô cùng cần thiết.
Một nguyên nhân khác là do không gian trong Vũ Hoa Các quá nhỏ hẹp nên không thích hợp cho du khách vào tham quan. Hơn nữa, đây lại là Phật đường cần được giữ thanh tịnh, sạch sẽ nên không được phép quấy nhiễu hay trở thành nơi công cộng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Chuyên gia lo ngại sẽ có làn sóng COVID-19 bùng phát vào dịp Giáng sinh năm nay?
- Quá trình hoàng đế ngủ với thê thiếp thời nhà Thanh: Đốt hương xong sẽ kết thúc, chỉ hoàng hậu mùng một và rằm hàng tháng sẽ ở lại
- Loài động vật quý hiếm nhất thế giới, chỉ hai cá thể còn sống. Là con gì?
- Ngay gần Việt Nam có một hồ nước giá trị 12 nghìn tỷ. Hồ nước 'chứa báu vật' gì mà đắt đỏ đến vậy?
- Quá trình hoàng đế ngủ với thê thiếp thời nhà Thanh: Đốt hương xong sẽ kết thúc, chỉ hoàng hậu mùng một và rằm hàng tháng sẽ ở lại
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Đàm Vĩnh Hưng không thể hủy đơn kiện chồng tỷ phú của ca sĩ Bích Tuyền?
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt