Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp xuân về, nhu cầu đổi tiền lẻ để đi lễ chùa, để mừng tuổi lại càng lớn. Nắm bắt được nhu cầu trên, chợ tiền lẻ trên phố Đinh Lễ, Chùa Hà, Phủ Tây Hồ… (Hà Nội) lại nhộn nhịp khách cho dù giá đổi ti
|
Theo ghi nhận của PV trong sáng ngày 20.1 (tức 27 tết), chỉ với quãng đường dài hơn trăm mét từ bãi gửi xe vào tới phủ Tây Hồ, đếm sơ sơ cũng có tới cả chục quầy trưng biển kẻ chữ “Đổi tiền lẻ”.
Tiền lẻ còn mới được cột gọn thành từng cọc 10.000 đồng, 20.000 đồng và 50.000 đồng, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những cọc tiền mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đồng xếp chồng lên nhau ngay ngắn, được cất trong tủ kính.
“Vào đây chị đổi cho, mệnh giá nào cũng có. Chứ giờ em có vào nhà băng hay ngân hàng cũng chẳng lấy đâu ra tiền lẻ cho em đổi. Một vài triệu, chứ cả chục triệu, hàng chị cũng có”, một bà chừng trên 50 tuổi, dáng người đẫy đà ngồi sau quầy có hàng chục cọc tiền lẻ còn mới nguyên, chào hàng người qua lại.
Chị Thạch Ngọc Ly (nhà ở ngõ 54, phố Hoa Bằng, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội), một khách hàng đang đổi loại tiền polymer mới “bóc tem” mệnh giá 10.000 đồng, tại đây cho biết: “Không chỉ mỗi mình tớ, mà cả mấy chị cùng phố năm nào chẳng tới phủ Tây Hồ để đổi lấy ít tiền lẻ mang về quê mừng tuổi, hoặc đi chùa. Ít như tớ thì đổi chừng 500.000 đồng, còn nhiều như mấy bà kia thì cũng phải triệu rưỡi, hai triệu”.
Loại tiền polymer 10.000 đồng được chị Ly đổi theo tỷ lệ 100.000 đồng “ăn” 80.000 đồng. Và loại tiền mệnh giá 20.000 đồng cũng có mức phí đổi như vậy.
Mệnh giá càng nhỏ, phí đổi càng lớn
Trong khi đó, Trần Thu Hiếu, một bạn trẻ vừa mới ra trường, cho biết: “Tính cả lương, thưởng, tết này em cũng chỉ có 8 triệu đồng. Mà về quê, anh em họ hàng, các cháu đông lắm. Do vậy mà mình cứ rút tiền mệnh giá 20.000 đồng hay 50.000 đồng để mừng tuổi thì chắc em hết tiền tiêu tết”.
Được biết, Thu Hiếu đổi 500.000 đồng loại tiền 5.000 đồng với mức phí 100.000 đồng "ăn" 68.000 đồng.
Tương tự, tại khu vực chùa Hà (P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội) dịch vụ đổi tiền lẻ cũng diễn ra rất nhộn nhịp. Tuy nhiên có một điều lạ, là đổi tiền càng lẻ mệnh giá nhỏ thì mức chênh lệch phí càng cao.
“Tết nhất thì khỏi mặc cả, ở đây là giá chung rồi, đi đâu cũng thế thôi cháu ạ. Tiền 10.000 đồng, 20.000 đồng thì đổi 100.000 đồng “ăn” 80.000 đồng. Còn đổi tiền 5.000 đồng thì 100.000 đồng “ăn” 70.000 đồng. Riêng loại tiền 1.000 đồng, 2.000 đồng và 500 đồng thì 100.000 đồng ăn 65.000 đồng”, bà Hằng, một dân đổi tiền có tiếng trong nghề tại khu vực chùa Hà cho hay.
Theo bà Hằng, sở dĩ có điều lạ như vậy là vì loại tiền giấy có mệnh giá nhỏ bây giờ không sản xuất nữa nên rất hiếm.
Còn tại khu vực được coi là “chợ tiền lẻ” là phố Đinh Lễ (P.Tràng Tiền, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội), thì cho dù dân đổi tiền không bày tiền lẻ công khai như một số nơi khác, nhưng chỉ cần cho xe chạy chầm chậm, ngay lập tức sẽ có vài phụ nữ trung tuổi vai khoác túi xách chạy ra đon đả mời chào.
Theo ghi nhận của PV, ngoài những địa điểm đổi tiền lẻ kể trên, tết Nhâm Thìn này, nhiều cửa hiệu bán vàng, cầm đồ trên tuyến phố Cầu Giấy, Láng Hạ cũng bung ra kinh doanh dịch vụ đổi tiền lẻ.
Tuy phí đổi có “mềm” hơn những khu vực khác nhưng lượng tiền, cũng như mệnh giá tiền lẻ tại Cầu Giấy, Láng Hạ không phong phú như các địa điểm kể trên.
Đổi tiền lẻ ở chùa Hà và phủ Tây Hồ
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng