Nên chọn cá chép sống, cá rán, hay cá giấy để cúng ông Công - ông Táo là đúng nhất?
Thứ tư, 15/01/2025 15:38

Việc dùng cá chép cúng ông Công, ông Táo sao cho đúng là câu hỏi được nhiều người dân quan tâm.

Ý nghĩa của lễ cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm của người Việt, Táo quân không chỉ là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ mà còn là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

nen-chon-ca-song-ca-ran-hay-ca-giay-de-cung-ong-cong-ong-tao-la-dung-nhat (1).jpg 0

Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.

Đặc biệt trong mâm cơm cúng, người Việt thường chuẩn bị thêm cá chép (khoảng 2-3 con) đựng trong chậu nước. Sau khi cúng trong, người dân sẽ đem thả phóng sinh ở sông, hồ. Việc chuẩn bị cá chép mang ý nghĩa chuẩn bị phương tiện để ông Táo cưỡi về trời.

Ngoài ra, còn có ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Cúng ông Công ông Táo nên dùng cá chép còn sống, cá rán hay cá giấy?

Theo văn hóa tín ngưỡng tôn giao của Việt Nam ta từ xưa tới này thì dù là cá chép thật còn sống để phóng sinh, cá rán chín để thụ lộc sau khi cúng, hay giấy đều có thể dùng để cúng ông Công, ông Táo. Tùy vào hoàn cảnh gia đình, sự thuận tiện mà lựa chọn.

Theo đó, với những gia đình có điều kiện kinh tế muốn phóng sinh thì có thể dùng cá chép thật. Ngày nay, cũng có nhiều làng nghề nuôi cá chép để phục vụ cho dịp đặc biệt này. Còn với những gia đình cúng xong đồ lễ rồi thụ lộc thì có thể dùng cá rán. Với những gia đình hóa vàng sau khi cúng thì có thể dùng cá giấy.

nen-chon-ca-song-ca-ran-hay-ca-giay-de-cung-ong-cong-ong-tao-la-dung-nhat (1).jpg 0

Trong khi đó, cá chép giấy tiết kiệm hơn, gọn hơn, song cần lưu ý không được lạm dụng vì khi đốt cá chép giấy nhiều sẽ gây tốn kém mà lại không thân thiện với môi trường. Như vậy có thể nói, chúng ta được tự do lựa chọn hình thức cá chép để thực hiện lễ cúng ông Công, ông Táo. Nhưng vẫn phải luôn nhớ, để có một ngày lễ thật đẹp, ý nghĩa, chúng ta cần phải luôn ý thức được việc bảo vệ môi trường và cảnh quan xung quanh.

Ngày đẹp để cúng ông Công, ông Táo năm 2025

Ngày 21 tháng Chạp (20/1/2025): Một số gia đình chọn cúng sớm vào ngày này để tránh vội vã. Các giờ đẹp gồm: Giờ Mão: 5h-7h. Giờ Ngọ: 11h-13h. Giờ Thân: 15h-17h. Giờ Dậu: 17h-19h. Giờ Ngọ (11h-13h) là thời điểm tốt nhất trong ngày này.

Ngày 23 tháng Chạp (22/1/2025): Theo truyền thống, đây là ngày ông Táo về trời. Các giờ đẹp là: Giờ Thìn: 7h-9hGiờ Tỵ: 9h-11h. Giờ Thìn từ 7h-9h được coi là đẹp nhất để thực hiện lễ cúng ông Táo.

nen-chon-ca-song-ca-ran-hay-ca-giay-de-cung-ong-cong-ong-tao-la-dung-nhat (1).jpg 0

Lưu ý: Theo phong tục, gia đình nên hoàn tất lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để tiễn ông Táo lên trời đúng giờ. Các khung giờ sau 12h trưa không được khuyến khích, vì theo quan niệm, giờ Ngọ là lúc ông Táo chính thức khởi hành về trời.

(*)Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

Theo Thương Hiệu và Pháp Luật

Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?

Tag: cúng Ông Công - Ông Táo , cá chép , 23 tháng chạp