Đề xuất quy định phải đặt tên “thuần Việt” khi khai sinh là ý kiến của ĐBQH Nguyễn Thị Nhung (Khánh Hòa) ở phiên thảo luận tại Quốc hội về dự thảo Luật hộ tịch.
Đề xuất quy định phải đặt tên ‘thuần Việt’ khi khai sinh |
Theo ĐB Nguyễn Thị Nhung, trong dự thảo không quy định nguyên tắc đặt tên sẽ gây khó khăn cho cán bộ cơ sở khi thuyết phục cha mẹ đặt tên không thuần Việt cho con.
Mệt vì chuyện “người Việt tên Hàn”
ĐB Nhung dẫn các trường hợp đã có trên thực tế về việc có những trường hợp cha mẹ ở một số địa phương đã đặt tên con do ảnh hưởng của phim Hàn Quốc là “Đinh San U”, hay theo thương hiệu điện thoại như “Cao Nokia”.
Cũng có trường hợp đặt tên xấu, tên mất thẩm mỹ, gây mặc cảm hoặc tên quá dài gây phức tạp khi sử dụng như trường hợp tên “Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhân”.
ĐB Nhung đề nghị cần đưa vào Luật quy định về nguyên tắc đặt tên, nguyên tắc xác định họ, xác định dân tộc cho phù hợp với tập quán, truyền thống lâu nay.
Quy định như vậy theo ĐB Nhung để tránh tình trạng vì mong muốn của bố mẹ mà họ và dân tộc của con không phù hợp, ví dụ cha mẹ là người dân tộc Rắc Lây nhưng lại lấy họ Nguyễn đặt cho con mình. Điều này làm phát sinh họ mới của một dân tộc gây nhầm lẫn, trái phong tục tập quán.
ĐB Nhung cho rằng, nếu không quy định các nguyên tắc đặt tên, xác định họ, dân tộc... thì nên xây dựng luật mới là “Luật đặt tên” hay quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự (sửa đổi) sắp tới.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự án Luật hộ tịch trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho biết đa số ý kiến ĐQBH hội nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật hộ tịch như Chính phủ trình.
Theo đó, Luật quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch. Luật cũng quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật quốc tịch VN, Luật nuôi con nuôi.
Ông Phan Trung Lý cũng cho biết có ý kiến đề nghị dự án Luật này điều chỉnh cả vấn đề về hộ tịch, hộ khẩu và căn cước công dân. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giữa hộ tịch, hộ khẩu và căn cước công dân tuy có mối liên hệ với nhau, nhưng có phạm vi, mục đích và cách thức thực hiện khác nhau. Hộ tịch là những sự kiện quan trọng về nhân thân của công dân được Nhà nước ghi nhận và bảo vệ. Còn hộ khẩu và căn cước công dân chủ yếu để phục vụ công tác quản lý xã hội. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ phạm vi điều chỉnh như dự thảo đã trình.
Không bỏ giấy khai sinh
Về việc cấp giấy khai sinh và thẻ căn cước công dân, theo ông Phan Trung Lý, các ĐBQH có hai loại ý kiến: (1) tán thành việc tiếp tục cấp Giấy khai sinh cho trẻ em như hiện hành và (2) đề nghị bỏ việc cấp Giấy khai sinh, thay vào đó cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh như trong dự án Luật căn cước công dân.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đăng ký khai sinh là việc Nhà nước chính thức thừa nhận việc ra đời của một con người. Luật hiện hành quy định, trẻ em sinh ra được Nhà nước cấp Giấy khai sinh trong đó có ghi những thông tin cơ bản của trẻ em, Giấy khai sinh có giá trị pháp lý làm căn cứ cho việc cấp các loại giấy tờ khác trong quản lý nhà nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết việc cấp Giấy khai sinh đã và đang được thực hiện thống nhất, ổn định từ nhiều năm nay, cơ bản không có vướng mắc nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ tán thành với đề nghị của Chính phủ tiếp tục cấp Giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%