Tháng cuối cùng của năm là thời điểm bọn tội phạm thường lợi dụng sự mất cảnh giác của người dân để “làm ăn”. Chính vì vậy, lời cảnh báo phải cẩn trọng trong “tháng củ mật” không lúc nào thừa.
Để tự bảo vệ mình, người dân không nên mang nhiều tiền, đồ trang sức đắt tiền, tài sản có giá trị đến các khu vực công cộng. Ảnh minh họa |
Lừa đảo tinh vi
Chiều cuối năm, chúng tôi tình cờ gặp anh Nguyễn Văn Bằng (27 tuổi), quê Nam Định, đang thất thểu đi bộ ở ven đường Giải Phóng đoạn gần bến xe phía Nam. Vẻ thiểu não, anh Bằng cho biết vừa đưa người nhà đến Bệnh viện Bạch Mai để khám bệnh nhưng chưa đến nơi đã bị lừa mất hết số tiền mang theo.
Theo lời kể của người bị hại, trưa hôm đó, anh Bằng và người bà con lên đến Hà Nội và gặp một người đàn ông điều khiển chiếc xe Honda Wave trên đường Giải Phóng. Thấy hai người dân quê hỏi đường đến Bệnh viện Bạch Mai, người đàn ông đỗ xe lại và tự giới thiệu mình là “xe ôm” kiêm môi giới, chỉ đường cho khách thuê phòng trọ…
Người này nói sẽ đưa anh Bằng và người nhà đến Bệnh viện Bạch Mai với giá “hữu nghị”. Trên đường từ bến xe Phía Nam đến Bệnh viện Bạch Mai, người đàn ông lạ hỏi thăm và biết rõ sự tình của vị khách đi “xe ôm”. Ông ta bảo sẵn sàng giúp anh Bằng nếu muốn thuê trọ ở gần bệnh viện để tiện chăm sóc bệnh nhân. Vì không có người thân ở Hà Nội, anh Bằng đồng ý nhờ người “xe ôm” giúp.
Sau khi đưa người thân vào bệnh viện khám bệnh, anh Bằng quay ra cổng bệnh viện và được lái “xe ôm” nhiệt tình, tốt bụng đưa đi loanh quanh tìm nhà trọ ở đường Giải Phóng. Với lý do muốn thuê được nhà trọ tử tế thì cần phải đặt cọc cho chủ, người đàn ông đề nghị anh Bằng ứng trước 2 triệu đồng.
Đến khu vực đường tàu gần ga Giáp Bát, người “xe ôm” bảo anh Bằng xuống xe chờ để anh ta vào hỏi chủ nhà trọ trong ngõ. Tin là thật, anh Bằng xuống xe đợi gần 2 tiếng đồng hồ vẫn không thấy bóng dáng người lái “xe ôm” đâu. “2 triệu đồng bằng mấy tạ thóc, người nông dân chúng em dành dụm chắt chiu mới có được để chữa bệnh cho đứa em trai. Giờ đã bị gã đê tiện núp bóng “người tử tế” lừa mất. Thật là đau quá anh ạ”, anh Bằng nói trong khi tiếp tục lang thang ở khu vực bến xe Phía Nam mong gặp lại người “xe ôm” để xin lại số tiền ...
Trường hợp của anh Bằng không phải là duy nhất. Còn nhiều chiêu trò lừa đảo trong dịp cuối năm, được tội phạm thực hiện ở khu vực công cộng như nhà ga, bến tàu, bến xe, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị và thậm chí chúng còn gây án ngay tại các bệnh viện. Cách đây không lâu, tại một số bệnh viện ở huyện Đông Anh đã xảy ra các vụ lừa đảo bán thuốc nam, thuốc bắc “Chữa được bách bệnh”. Chỉ cần nghe các đối tượng phạm tội dụ ngon, dỗ ngọt với những lời “đường mật”, nhiều người dân đến các trung tâm khám chữa bệnh đã nghe theo và bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua thuốc “dởm” dược pha trộn bằng nhiều loại rễ cây dại, củi mục.
Nhóm tội phạm lừa đảo tại khu vực công cộng bị Công an Hà Nội bắt giữ đầu tháng 1/2015
Nhiều thủ đoạn phạm tội khác
Theo Trung tá Lê Kim Đồng, Đội trưởng Đội Chống tội phạm trên tuyến, địa bàn trọng diểm (Đội 5) Phòng CSHS - CATP Hà Nội, ngoài những trò lừa đảo nêu trên, trong “tháng củ mật”, tội phạm còn diễn biến phức tạp với các hoạt động khác như trộm cắp, móc túi ở địa bàn công cộng, trộm đột nhập nhà dân, cướp, cướp giật tài sản và tráo đổi, trộm cắp hàng hóa tại các cửa hiệu, trung tâm mua sắm đông đúc.
Dự báo trước những diễn biến của tội phạm trong “tháng củ mật”, Đội 5 đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Giám đốc CATP và Ban chỉ huy Phòng CSHS, tập trung phối hợp với các tổ công tác 141, 142 và Công an các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố triển khai các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Nhiều tổ công tác, mũi trinh sát thường xuyên hóa trang mật phục tại các địa bàn công cộng, để phát hiện và xử lý ngay các vụ việc vi phạm pháp luật. Đội 5 cũng phối hợp nhiều đợt tuần tra mật phục, tuần tra kiểm soát hành chính tại các địa bàn công cộng như bến tàu, nhà ga, bến xe, sân bay Nội Bài và các khu vực chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, nơi vui chơi giải trí… phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vi phạm pháp luật, đồng thời tích cực tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác.
Phòng CSHS khuyến cáo mọi người dân dịp áp tết cần nâng cao ý thức cảnh giác tự phòng ngừa, không nên mang nhiều tiền và mang theo đồ trang sức đắt tiền, tài sản có giá trị đến các khu vực công cộng; khi phát hiện đối tượng khả nghi có biểu hiện hoạt động trộm cắp, cướp giật và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên đường phố và các khu vực công cộng, đề nghị báo ngay cho công an nơi gần nhất, hoặc Đội 5 Phòng CSHS - CATP (SĐT: 0.439.396.465) để kịp thời xử lý. Tại các gia đình cũng cần gia cố cửa, lắp khóa và các thiết bị bảo vệ như đèn chống trộm, camera giám sát an ninh có mắt nhận gắn tia hồng ngoại, còi, chuông báo động và các loại thiết bị định vị cho các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô, là những món tài sản dễ bị tội phạm nhằm vào gây án trong dịp “tháng củ mật”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?