Tại buổi xét xử sáng nay, cựu Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB Trịnh Kim Quang thể hiện sự thiếu rõ ràng trong việc kháng cáo, lúc kêu oan, lúc lại xin giảm án.
Cựu lãnh đạo Ngân hàng ACB lúc kêu oan, lúc lại xin giảm án |
Sáng nay, Tòa Phúc thẩm – TAND Tối cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), và 5 đồng phạm về tội Kinh doanh trái phép, Trốn thuế, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại phần thẩm vấn trong phiên phúc thẩm hôm nay, HĐXX dành thời gian cho bị cáo Trịnh Kim Quang (cựu Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, bị tuyên phạt 4 năm tù trong phiên sơ thẩm) trình bày lá đơn kháng cáo.
Trước đó, ở phiên sơ thẩm, bị cáo Quang bị quy kết đã cùng các lãnh đạo trong Ngân hàng ACB ủy thác gửi tiền vào Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank). Cụ thể, ngày 22/3/2010, Ngân hàng ACB có cuộc họp của Thường trực HĐQT, với sự tham gia của Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB.
Tại đây, nhóm lãnh đạo nói trên đã bàn phương án sử dụng nguồn vốn chưa đầu tư của Ngân hàng ACB. Với tư cách là Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, ông Lý Xuân Hải đề xuất phương án ủy thác cho nhân viên Ngân hàng ACB mang tiền của ACB đi gửi các ngân hàng khác để vừa được lãi suất tiền gửi, vừa hưởng thêm “hoa hồng”, khuyến mại theo quy định của từng ngân hàng.
Ngay sau đó, một nghị quyết đã được thông qua. “Đồng ý việc ủy thác cho các cá nhân để gửi tiền VND và USD tại các tổ chức tín dụng. Giao Tổng giám đốc kiểm soát hạn mức tiền gửi tại các tổ chức tín dụng…” – nghị quyết có đoạn.
Với chủ trương trên, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho kế toán Nguyễn Văn Hòa thực hiện ủy thác số tiền hơn 718 tỷ đồng. Hành vi này sau đó đã bị quy kết: “Mặc dù Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định hướng dẫn về nghiệp vụ ủy thác nên hành vi của Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải, Nguyễn Đức Kiên đã vi phạm Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 718 tỷ đồng.
Khi trình bày lá đơn kháng cáo ở phiên xử hôm nay, bị cáo Trịnh Kim Quang tỏ ra thiếu cương quyết, không nhận thức được việc xin giảm án hay kêu oan.
“Bị cáo kháng cáo kêu oan hay xin giảm nhẹ? – một thành viên HĐXX đặt câu hỏi. “Dạ thưa, theo tôi hiểu, hành vi cố ý làm trái là biết sai nhưng vẫn làm” – bị cáo Quang phân tích.
“Vậy bị cáo thấy mình bị oan hay không oan?” – HĐXX tiếp tục truy vấn. “Dạ, bị cáo xin giảm án ạ” – ông Quang đáp.
“Thế tòa sơ thẩm quy kết hành vi của bị cáo như vậy đúng hay sai?”. “Thưa, tôi thấy chưa đúng” – ông Quang phân vân.
Sau khi nghe một thành viên của HĐXX phân tích về ý nghĩa của việc phúc thẩm, bị cáo Quang tỏ vẻ phấn khởi: “Dạ, HĐXX phân tích như vậy tôi thấy rất thoải mái. Tôi nghĩ tôi có tội, với tư cách đứng đầu một ngân hàng”.
Theo bị cáo Quang, bản án sơ thẩm đã dùng biện pháp hồi tố, áp dụng luật mới gây bất lợi cho bị cáo trong quá trình xét xử.
“Chủ trương ủy thác vào Ngân hàng Công thương (Vietinbank) không phải của HĐQT Ngân hàng ACB” – ông Quang khẳng định. Còn việc ủy thác, bị cáo này cho hay: “Tôi thấy còn mù mờ chuyện ủy thác có phạm luật hay không, bởi Ngân hàng Nhà nước chưa hề có văn bản điều chỉnh. Với cách hiểu của tôi, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm” – bị cáo Quang lý giải.
"Tòa sơ thẩm không quan tâm làm rõ các câu hỏi của tôi trong việc đánh giá hành vi: “Vì sao rất nhiều ngân hàng thực hiện ủy thác gửi tiền?”; “Vì sao chúng tôi chấp thuận cho việc ủy thác gửi tiền vào năm 2010?: “Vì sao cơ quan pháp chế ngân hàng không có ý kiến khi thực hiện ủy thác?”.
Theo giải thích của ông Quang, bộ phận pháp chế là đơn vị rất hiểu luật, nếu phát hiện sai phạm, họ sẽ có ý kiến, nhưng ở đây, không có bất cứ văn bản, hay ý kiến nào từ đơn vị nói trên.
Bị cáo Quang cho biết, chủ trương ủy thác do Lý Xuân Hải đề xuất nhằm giải quyết vấn đề tồn quỹ lên đến “vài chục ngàn tỷ”, và mọi người không ai có ý kiến khác.
Cuối cùng, sau nhiều lần lưỡng lự, bị cáo Quang quyết định kháng án xin giảm án (thay vì vừa kêu oan, vừa xin giảm án trước đó).
Cựu Phó tổng giám đốc ACB xin hưởng án treo
Tương tự như bị cáo Quang, trong phần thẩm vấn, bị cáo Huỳnh Quang Tuấn-cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng ACB (bị tòa cấp sơ thẩm tuyên 2 năm tù về hành vi cố ý làm trái), cũng thể hiện sự thiếu rõ ràng trong việc kháng cáo. Ban đầu bị cáo này kháng án kêu oan, nhưng sau đó lại xin giảm án.
Lý giải sự thay đổi, không rõ ràng trong các lá đơn kháng án, ông Tuấn cho hay, ngay cả cơ quan điều tra, quá trình giải quyết vụ án đã thay đổi đánh giá tính chất, mức độ phạm tội đối với ông.
“Với tư cách là thành viên HĐQT, tôi nhận thấy mình có một phần trách nhiệm. Do tôi không phải là chuyên gia pháp lý, không thể tự đánh giá hành vi của mình, do vậy, mong HĐXX hiểu cho tôi. Tôi mong chờ vào sự sáng suốt của HĐXX. Nếu tôi bị kết án, xin HĐXX cho tôi hưởng án treo như đề nghị của kiểm sát viên ở phiên sơ thẩm” – bị cáo Tuấn nói tại tòa.
Ở phần thẩm vấn Lý Xuân Hải (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, bị tuyên 8 năm tù ở phiên sơ thẩm), HĐXX dành thời gian làm rõ chủ trương ủy thác tiền gửi do bị cáo này đề xuất. Theo ông Hải, việc ủy thác tiền gửi là do ông Hải thông báo hộ một người khác, nhưng khi một thành viên HĐXX hỏi “có văn bản ủy quyền không?”, ông Hải cho hay “chỉ nói miệng với nhau”.
Cũng theo cựu Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, chủ trương ủy thác tiền gửi là “không sai luật”, bởi thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước không có điều chỉnh cụ thể bằng văn bản, do vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn được phép sử dụng các văn bản cũ, đang áp dụng.
“Bản án sơ thẩm nói tôi ủy quyền cho anh Hòa gửi tiền Vietinbank là không đúng, vì đó là chủ trương chung của HĐQT” – bị cáo Hải nói thêm.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%