Hộ kinh doanh trà đá, nhân viên bảo vệ, người giữ xe… đều là “cò” bằng lái xe, trong khi người có nhu cầu phải trả phí “dịch vụ” với giá cao gấp nhiều lần.
“Cò” Liên tiếp thị dịch vụ đổi bằng lái |
Phố Cao Bá Quát (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) vốn là phố chuyên dán xe máy, bọc yên. Nay chỉ cần chạy xe qua đầu phố, khách đi đường đều được mời chào đổi mới bằng lái xe ô tô. Bởi lẽ tại số 16 Cao Bá Quát có một bộ phận phục vụ việc đổi mới giấy phép lái ô tô thuộc Sở Giao thông Vận tải (GTVT).
Trong vai một người đi đổi bằng lái xe sắp hết hạn, chúng tôi ghé vào quán trà đá, chưa kịp mở lời, bà chủ quán tên Liên đã kéo chúng tôi vào nhà. Bà Liên giới thiệu, dịch vụ của bà hoạt động rất uy tín. Từ mất bằng, đổi bằng mới của Sở GTVT hay của Cục đường bộ bà đều làm tuốt. Giá đổi bằng nội thành 350.000 đồng, bằng nhựa Cục đường bộ 500.000 đồng, bằng chuyển đổi ngoại tỉnh: 800.000 đồng. Mất bằng cấp lại giá 1 triệu.
“Nói có sách, mách có chứng”, bà Liên lôi ra một cuốn sổ dày cộp đã kín phân nửa, ghi chi tiết tên khách hàng, kèm theo giá tiền. Từng trang sổ chi chít những địa chỉ, cái tên đổi bằng ở tỉnh xa, như anh L.T.H ở Nam Định, chị V.H.Y ở Phú Thọ, hay anh N.H.L ở Đồng Nai…
“Chỉ cần đưa 4 ảnh 3x4, photo chứng minh và bằng lái, đặt cọc ít tiền, phần còn lại cô lo hết từ A đến Z. Bằng cũ cứ cầm mà chạy, bao giờ có bằng mới, cô alô qua lấy bằng rồi trả tiền luôn một thể. Còn nếu là bằng ngoại tỉnh, phải có hồ sơ gốc, thời gian xác minh cũng lâu hơn tầm từ 40-45 ngày”, bà nói, rồi dúi vào tay chúng tôi chiếc card giới thiệu dịch vụ với đầy đủ địa chỉ, số điện thoại. Khách quen có thể giao bằng tận nơi.
Cách đó vài bước chân là quán cà phê Phương A., “cò” kê ghế ngồi ngay cửa, hễ thấy “đối tượng” nào mặt mũi ngơ ngác, chạy xe chầm chậm là chèo kéo liền.
Cô “cò” này còn trẻ, nhưng giải đáp thủ tục còn tường tận hơn cán bộ nhà nước: “Trường hợp bằng của anh, chị thì mất thời gian đấy. Vì hộ khẩu trong thời gian thi lấy bằng ở Nghệ An, còn nơi cấp bằng tại Hưng Yên, hộ khẩu lại ở Hà Nội nên phải chờ họ đánh công văn về 2 tỉnh trên. Sau khi các dữ liệu trùng khớp và được sự đồng ý của Hưng Yên thì mới tiến hành đổi bằng mới được. Làm bên trong, phải đúng hẹn mới được lấy. Còn làm ở ngoài, chỉ cần địa phương trả lời, thủ tục ra bằng nhanh lắm. Có khi chưa tới 20 ngày đã có bằng. Giá 700.000 đồng và phải chờ từ 45 - 60 ngày. Giá cả “mềm” lắm rồi, không bớt được đâu. Đây, không tin thì anh, chị cứ xem quyển sổ này thì biết”.
Vừa nói cô vừa trưng cho chúng tôi xem danh sách khách hàng. Rồi cô kể vanh vách, nào là Hải Phòng, Vĩnh Phúc là nơi hay gây “khó dễ”, thủ tục chuyển đổi lâu. Nhất là Hòa Bình, có những trường hợp nộp hồ sơ từ tháng 5 đến giờ vẫn chưa có bằng. Nhưng có khi xa tít tận TP.HCM, thủ tục chuyển đổi chỉ trong vòng 20 ngày.
Chê đắt, chúng tôi sang quán cà phê số 1 Cao Bá Quát, bà chủ quán đon đả: “Giá chị là rẻ nhất đấy. Em cứ đi hỏi, nếu đâu rẻ hơn, mang lại đây chị làm không công cho. Để chị viết tích kê, hôm nào có bằng mới phải đưa tiền”.
Theo bà chủ này, nếu bằng của người Hà Nội, phí là 400.000 đồng, đợi 5 ngày. Trong khi đó, phí đổi bằng B2 ngoại tỉnh giá 650.000 đồng và phải đợi 30 - 45 ngày. Tuy nhiên, đây chưa phải là giá cuối cùng, một nhân viên photocopy ngay bên cạnh tiết lộ, đổi bằng Hà Nội 350.000 đồng, bằng ngoại tỉnh: 600.000 đồng trao tay. Muốn rẻ hơn 500.000 đồng chỉ lấy giấy hẹn…
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%