Trong 1 đoạn clip được cho là quay tại tỉnh Bắc Giang ghi lại hình ảnh ông bố bực tức khi phát hiện đứa con trai chơi game ở tiệm internet. Người bố này đã cởi bỏ quần áo của con và bắt cậu bé vừa đi vừa hát "Chưa có hôm nào đẹp như hôm nay".
Clip 'bố bắt con trai cởi quần áo đứng hát giữa đường' gây tranh cãi |
Ngày 28/2, một đoạn clip đang được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội facebook với tựa đề: "Bạn nghĩ sao về hành động này của người bố khi bắt được con đang đi chơi game?".
Clip bố bắt con cởi quần áo đứng hát giữa đường - (Nguồn clip: Facebook P.Đ.)
Trong clip, ông bố với thái độ vô cùng bực tức đã cởi bỏ quần áo của cậu con trai tầm 10 - 12 tuổi và bắt cậu bé hát to "Chưa có hôm nào đẹp như hôm nay". Khi thấy con trai khoanh tay, im lặng nhìn mình với vẻ mặt sợ hãi, ông bố này còn dựng chân chống xe, lấy tay chỉ mặt cậu bé và quát: "Hát to lên!". Sau đó, cậu bé vừa đi vừa hát trong tình trạng không mảnh vải che thân, còn người bố dẫn xe theo sau. Xuất hiện trong đoạn clip là những tiếng cười khúc khích của những cậu nhóc trạc tuổi bé trai này.
Cậu bé phải lột bỏ hết quần áo và bị bắt hát to câu hát: "Chưa có hôm nào đẹp như hôm nay".
Theo thông tin từ P., người đăng tải đoạn clip này, sự việc xảy ra tại quán internet gần nhà P. vào ngày 28/2. Chưa đến nửa ngày sau khi up clip đã có hơn 1 nghìn lượt chia sẻ, có người cho rằng tình huống này hết sức... buồn cười nhưng đa số đều không đồng tình với cách giáo dục con cái như thế. Mọi người cho rằng, dù đứa trẻ có hư hỏng thế nào cũng không nên đánh mất danh dự và tự trọng của nó trước đông đảo bạn bè chứng kiến.
Nhiều bình luận không đồng tình và tỏ ra lo lắng cho tương lai của cậu bé khi bị ảnh hưởng tâm lý sau vụ việc này.
Bạn Nguyễn Anh Tuấn nêu ý kiến: "Tôi không đánh giá cao, thậm chí còn lên án hành động này. Nó chỉ là một đứa trẻ và bất cứ đứa trẻ nào cũng ham chơi. Hành động này sẽ khiến đứa trẻ đó trở nên mặc cảm về cuộc sống, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, lứa tuổi này lại là thời điểm quan trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ. Hy vọng đứa trẻ không sao chứ nếu em ấy bị tự kỷ thì lúc đó ông bố có ân hận cũng quá muộn rồi".
Cũng có ý kiến cho rằng, cách dạy này sẽ có sức răn đe và giúp con cái không còn dám tái diễn vào lần sau. "Ngày xưa nhà mình ở khu chung cư, có một thằng bé cũng trốn đi chơi điện tử và bị phụ huynh bắt trần truồng chạy từ tầng 1 đến tầng 10. Phải như vậy nó mới biết sợ", một facebooker bình luận.
Tuy nhiên, theo PGS. TS Huỳnh Văn Sơn (Phó chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam) thì không thể cảm thông cho việc giáo dục con cái theo cách này. "Nếu xét ở góc độ pháp luật và giáo dục, đây được xem là một nguy cơ cho nạn bảo hành trẻ em xuất hiện sau này. Song song đó, việc làm này là biểu hiện của sự xúc phạm đến danh dự và nhân cách của trẻ. Những tổn thương tâm lý, ấn tượng tiêu cực sẽ tồn tại sâu sắc trong suy nghĩ của trẻ suốt một thời gian dài".
Theo TS, những ảnh hưởng tâm lý mà cậu bé trong clip có thể gặp phải đó là cậu bé sẽ mặc cảm và xấu hổ ngay trong thời điểm ấy. Sau đó sẽ cảm thấy thương tổn về tâm hồn, mất tự tin trước mặt bạn bè, có nguy cơ trầm cảm hay thậm chí là bị sang chấn tâm lý. Nguy hiểm hơn, những đứa trẻ bị răn đe theo cách làm như ông bố trong clip kể trên sẽ có cái nhìn lệch lạc về chuyện giáo dục giữa người lớn và trẻ nhỏ, có nguy cơ hành xử thiếu tôn trọng người khác về sau.
"Nếu trẻ lớn lên trong môi trường giáo dục như vậy quá lâu thì chỉ trong một thời gian ngắn sẽ dễ dàng có những hành vi lệch chuẩn xã hội, lệch chuẩn với chính người thân của mình", TS Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh.
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan