Chủ biên lên tiếng về bài thơ Thương ông bị 'cắt ghép'
Thứ năm, 06/11/2014 13:57

Nhiều phụ huynh ngỡ ngàng khi nội dung bài thơ “Thương ông” bị cắt ghép trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2.

Chủ biên lên tiếng về bài thơ Thương ông bị 'cắt ghép'

Chủ biên lên tiếng về bài thơ Thương ông bị 'cắt ghép'

Những ngày qua, dư luận xôn xao về đoạn trích bài thơ “Thương ông” trong sách giáo khoa  (SGK) Tiếng Việt lớp 2, tập 1. So với bản trích trong SGK cũ, bản mới này bị cắt nhiều câu thơ và thêm toàn bộ khổ thơ mới. Nhiều phụ huynh cho rằng phiên bản mới đã mất đi vần điệu, giảm sự biểu hiện tình cảm ông cháu qua bài thơ, khiến trẻ em khó đọc, khó nhớ.

GS.TS Ngôn ngữ học Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên bộ SGK này đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này.

bai-tho-thuong-ong-1

GS.TS Ngôn ngữ học Nguyễn Minh Thuyết

Thưa giáo sư, đoạn trích bài thơ Thương ông trong SGK mới bị cắt nhiều câu thơ so với bản cũ. Mục đích của việc này là gì?

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Bài thơ Thương ông của Tú Mỡ rất dài, khi đưa vào SGK lớp 2 phải rút ngắn để đảm bảo tiêu chuẩn về tiết học. Phiên bản trong SGK cũ trích nguyên một đoạn của bài thơ vào. Tôi cho rằng đoạn trích này có những từ ngữ dùng khá gượng ép. Ví như khập khiễng khập khà, bước chân quá khó. Câu đó giống câu nói hơn là thơ. Đặc biệt, khập khiễng khập khà không có trong tiếng Việt mà chính xác phải là khập khà khập khiễng. Nếu giữ nguyên, có thể sẽ bị cho là dạy sai tiếng Việt. Vì thế, chúng tôi cắt đi, để lại những câu chắt lọc về từ ngữ hơn.

Mục đích của việc đưa khổ thơ tiếp theo vào là gì, thưa ông?

Tôi cho rằng đây không phải là bài thơ hay của Tú Mỡ nhưng có ý nghĩa giáo dục. Đưa vào lớp 2 để dạy trẻ về tình cảm, sự quan tâm với ông bà. Khổ này có chi tiết thú vị là cháu bé móc kẹo cho ông, bảo ông niệm thần chú đi thì sẽ không đau nữa. Chi tiết này hợp với tâm lý học sinh lớp 2 hơn. Phiên bản này chọn là chọn chi tiết ấy.

Cắt bỏ một số câu thơ ở khổ đầu có khiến khổ thơ lạc vần, khó đọc?

Bản cũ là trích nguyên văn, tất nhiên sẽ đảm bảo vần điệu hơn. Theo tôi, bản mới vẫn đảm bảo về nội dung mà vẫn vần dù chắc chắn không thể nào bằng đoạn thơ toàn mạch được. Phải chấp nhận thôi.

Như thế có khó cho học sinh lớp 2 học thuộc lòng?

Trẻ em đầu óc mới lắm, ngay văn xuôi cũng thuộc lòng. Thật ra quan trọng của bài thơ không phải là học thuộc mà là những hình tượng in sâu vào đầu học sinh. Đó là những chi tiết, chuẩn mực về thơ ca, tình cảm. Trong bài này, chúng tôi chỉ yêu cầu học sinh học thuộc lòng một khổ thơ mà các em thích. Và trong khổ đó có đoạn cuối, có nhịp, có vần rồi.

bai-tho-thuong-ong-3

Bài thơ được đưa vào sách Tiếng Việt lớp 2

Theo ông, tại sao nhiều người thích bài thơ này?

Bài thơ nói về tình cảm thắm thiết, mộc mạc, gần với tuổi thơ. Có lẽ đó là lý do nhiều người thích, học từ lâu vẫn nhớ.

Đó là có phải là lý do khiến phiên bản mới nhận được nhiều ý kiến?

Độc giả thế hệ trước nói phiên bản này không vần cũng đúng. Họ học sách cũ, thuộc sách cũ, thấy như cũ là hay và bản cũ gắn với tuổi thơ, kỷ niệm của họ. Tôi tôn trọng những kỷ niệm ấy. Nhưng chúng tôi có quan điểm lựa chọn của mình. Học sinh mới học những cái này, không gắn với kỷ niệm cũ thì vẫn thấy bình thường.

Ông có cho là một số lùm xùm trước đây liên quan tới SGK khiến phiên bản mới này “được quan tâm” hơn?

Theo tôi, bộ SGK này đã đưuọc Bộ GD-ĐT làm cẩn thận, thử nghiệm 4 năm, sau đó lấy ý kiến giáo viên, thông qua hội đồng thẩm định. Thắc mắc ề những cuốn tôi làm chủ biên thì tôi đều giải thích hết.

Phiên bản mới này có nhiều thay đổi như thế có mất đi bản quyền của nhà thơ Tú Mỡ?

Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ, việc trích dẫn tác phẩm vào SGK được quyền sửa chữa nhưng không làm thay đổi tư tưởng cơ bản của tác giả. Ở đây tôi chỉ cắt chứ không sửa từ. Thơ thì tôi không sửa còn văn xuôi thì sửa nhưng cố gắng đảm bảo tư tưởng của tác giả một cách tốt nhất.

Xin cảm ơn ông!

bai-tho-thuong-ong-2

Khampha.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu

Tag: bop meo bai tho thuong ong , bai tho thuong ong , hoc sinh lop 2 , sach tieng viet lop 2 , tin , bao