Trong tình yêu, thời điểm khiến người ta sợ nhất đó là lúc nói lời tạm biệt.
![]() |
Chia tay và nỗi sợ nói lời tạm biệt (ảnh minh họa) |
Lúc yêu thì ríu rít kể cho nhau nghe từ chuyện này đến chuyện khác, từ chuyện nhỏ đến chuyện to, từ chuyện vui đến chuyện buồn mà không hề e ngại. Thế mà một ngày đẹp trời bỗng dưng tỉnh dậy, cảm thấy không còn ở bên nhau được nữa, không còn muốn kể cho đối phương nghe những câu chuyện của mình được nữa, thế là xa nhau.
Người thân quen nhất giờ bỗng dưng lại thành người xa lạ nhất. Mọi thứ quay trở lại từ đầu như đôi ba kẻ qua đường, mà cũng chẳng được như thế bởi người lạ còn có can đảm bắt chuyện, làm quen, còn giờ thì thậm chí không biết bắt đầu bằng điều gì. Đến lời tạm biệt, lời hẹn gặp lại, lời xin lỗi cũng định nói ra rồi thôi.
Thành phố này đúng thật buồn cười. Đủ bé nhỏ để hai người với hai con đường khác gặp mặt và yêu nhau. Nhưng lại rộng lớn vô vàn để sau khi chia tay dù cố tình tìm kiếm, hai người cũng không đủ một cơ hội để vô tình chạm mặt, chứ đừng nói là yêu nhau thêm một lần nào nữa…
Cũng giống như ta đi cùng người được một đoạn đường, rồi mặt trời cũng tắt, ta quay trở lại với guồng quay tất bật để mà sống tiếp cuộc đời của riêng ta. Nhiều lúc cũng muốn hét lên rằng “Em nhớ anh, nhớ muốn... chết đi được”, nhưng lại không thể thốt ra được. Chính ta ngăn nỗi nhớ của ta lại và tàn nhẫn với tình cảm của chính ta.
Có người nói mặt trái của tình yêu không phải hận mà là thờ ơ. Thờ ơ từ lời chia xa cũng không nói. Thờ ơ chính là trong lòng không còn vị trí của đối phương, cũng không muốn liên quan gì đến cuộc sống của người ấy nữa. Mọi thứ đều trở nên nhạt dần, đến một ngày bỗng dưng xóa sạch mọi ký ức về nhau. Thờ ơ không phải là không yêu mà vì đã là từng yêu. Vì từng yêu nên không thể quay lại, cũng không thể bước tiếp, chỉ có nhắm mắt đưa chân qua những miền ký ức cũ để sống cuộc đời của riêng mình.
Con người sau khi chia tay luôn nghĩ rằng một là tất cả, hoặc không là gì. Thế là cứ đi, đi mãi, có khi cả đời này cũng chẳng còn gặp lại. Lời tạm biệt bỏ ngỏ vào một chốn xa vời. Thỉnh thoảng mỗi ngày giông bão hoặc giả dụ có ai nhắc lại chuyện tình xưa cũ, nhớ về ngày ấy lại thấy mình mắc nợ. Mà chỉ mắc nợ một lời nhẹ tênh…
Cuộc đời này, sự thay đổi có khi chỉ nằm trong một khoảnh khắc, nhưng lại bắt chúng ta phải chờ đợi rất lâu, rất lâu mới chạm đến được.
Có lẽ vì chúng ta đã lớn nên chúng ta quen dần với sự im lặng. Buồn bã cũng im lặng, hân hoan cũng im lặng. Chỉ dám tìm đến một góc quán quen, thấy khổ hạnh nào cũng nhẹ như mây trời. Hoặc như không thể chịu nổi thì tìm một nơi nào thật kín rồi khóc cho thỏa. Không có một người rồi cũng phải ăn, phải làm việc, phải vui cười, phải bước tiếp.
Tình yêu rốt cuộc thì chỉ có một lời chào nhau mà nợ lời tạm biệt. Chắc có lẽ phải đến khi thật sự bình thản mà đối diện thì mới kịp thốt ra một lời nhẹ bẫng ấy, để cảm thấy mọi thứ cũng chỉ như một chớp mắt qua mà thôi…
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Từ xưa đến nay, lý do đàn ông bỏ rơi phụ nữ chỉ gói gọn trong một chữ, ít có ngoại lệ
-
Trong hôn nhân, phụ nữ thiển cận chỉ quan tâm đến tiền bạc, còn phụ nữ nhìn xa trông rộng quan tâm đến 3 điều này
-
Con dâu sợ nhất lấy phải nhà chồng kiểu gì? Không phải nghèo khó, 3 kiểu gia đình này mới thực sự là 'ác mộng'
-
Phụ nữ có hai thời điểm bộc phát 'nhu cầu' mạnh nhất, đàn ông tinh tế nhất định phải biết




-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập