Danh tiếng ông Nguyễn Văn Trường gắn với quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính. Nhưng ông là một đại gia kín tiếng, giản dị, ăn chay từ nhiều năm nay.
Ông Nguyễn Văn Trường - CEO công ty Xuân Trường là người khá kín tiếng với truyền thông. |
Thông tin về ông chủ công ty Xuân Trường xây dựng chùa Bái Đính hầu như chỉ lác đác, bởi tỷ phú này ít xuất hiện trước giới truyền thông. Cho đến nay, người ta chỉ biết đến ông là chủ nhân của khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình). Khách sạn này trước kia do Sở Du lịch khai thác sau đó giao cho doanh nghiệp Xuân Trường.
Ông Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963 tại thôn Chi Phong, xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Ông là một doanh nhân nổi tiếng nằm trong nhóm doanh nhân đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và "Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế".
Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khóa V, Tổng giám đốc doanh nghiệp Xuân Trường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty cổ phần du lịch Hoa Lư, Giám đốc khách sạn Hoa Lư. Doanh nhân này được biết đến nhiều nhất từ khi mạnh tay đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
Ông Trường chính là người chi 100.000 USD, đích thân sang Ấn Độ đón ngọc xá lợi về Việt Nam. Ở Nội Bài, ông đã thuê 3 chiếc siêu xe Limousine, Hummer, Lincoln để chở ngọc xá lợi và cao tăng về Ninh Bình. Bất cứ việc gì có lợi cho di sản và du lịch ở Ninh Bình, ông Trường đều sẵn sàng làm. Điển hình là hội thảo về cố đô Hoa Lư, lễ hội, hội nghị xúc tiến đều do ông âm thầm đứng sau tài trợ.
Doanh nhân này cũng là người ít nói và không bao giờ để báo chí chụp ảnh. Theo chia sẻ của ông, niềm vui lớn nhất là nhìn thấy hàng ngàn người dân Gia Viễn quê ông có việc làm, thu nhập ổn định khi quần thể hang động Tràng An và khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính đi vào hoạt động. Chèo đò, chạy xe ôm, bán hàng hay chụp ảnh, những công việc đó ở Bái Đính và Tràng An thu nhập gấp 10 lần trồng lúa.
Ngôi chùa mới và những kỷ lục
Bái Đính là ngôi chùa tại Việt Nam giữ nhiều kỷ lục nhất hiện nay.
Chùa Bái Đính được khởi công vào đầu năm 2006. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh Ninh Bình giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch là chủ đầu tư với các hạng mục về giải phóng mặt bằng, đường giao thông, cơ sở hạ tầng, cây xanh. Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường là chủ đầu tư các hạng mục làm chùa, tạc tượng, đúc chuông.
Chùa Bái Đính mới có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên kia núi so với chùa cổ và ở phía Tây cố đô Hoa Lư. Đây là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, được xây dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau, nổi bật với những hình khối lớn mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam. Chùa chủ yếu sử dụng nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm... Điều khác biệt nhất của kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng, không giống với nét thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các chi tiết trang chí kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề nổi tiếng của nước ta như đúc đồng Ý Yên, chế tạc đá Ninh Vân, mộc Phú Lộc, thêu Ninh Hải...
Tượng Phật Di Lặc bằng đồng nặng 80 tấn, cao 10 mét ở chùa Bái Đính.
Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là đại công trường với 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những các làng nghề nổi tiếng. Các nghệ nhân này sử dụng các vật liệu địa phương để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính. Chùa được ca ngợi là một ngôi chùa nổi tiếng trong khu vực với những kỷ lục như: tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á; tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; chuông đồng lớn nhất Việt Nam (36 tấn); khu chùa rộng nhất Việt Nam tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha); hành lang La Hán dài nhất châu Á (gần 3 km); nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam (500 vị bằng đá xanh, cao khoảng 2m); giếng ngọc lớn nhất Việt Nam; số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam (100 cây bồ đề mang về từ Ấn Độ).
Nhà khách 200 tỷ tại Ninh Bình do Xuân Trường làm chủ đầu tư.
Tỷ phú Xuân Trường cũng là người vừa đầu tư 200 tỷ hoàn thiện nhà khách 5 sao trên diện tích 20.000 m2. Đây là khách sạn hạng sang theo phong cách Á Đông cổ điển, với nguyên vật liệu chính là các loại gỗ quý hiếm như trắc, cẩm lai, gỗ đỏ... Công trình này còn có một phòng họp hội nghị cấp cao và phòng ăn uống có sức chứa 1.000 khách, với thiết kế tương đồng nhà khách Tràng An, một công trình nổi tiếng khác của Ninh Bình.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%