Trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 01 tháng.
|
Từ ngày 01 - 10/03/2015, nhiều chính sách mới trong các lĩnh vực lao động - tiền lương, bảo hiểm xã hội, chứng khoán, ngân hàng… bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, người lao động cần biết về chính sách trả lương chậm từ 15 ngày trở lên phải trả thêm tiền. Nội dung này được quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/03/2015. Cụ thể như sau: Người sử dụng lao động trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do NHNN công bố tại thời điểm trả lương.
Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng.
Ngoài ra, Nghị định này cũng hướng dẫn thanh toán tiền phép năm như sau: Tiền lương làm căn cứ tính tiền phép năm sẽ là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước thời điểm tính.
Đối với người lao động làm việc dưới 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ tính sẽ là tiền lương bình quân của toàn bộ thời gian làm việc.
Tiền lương của 1 ngày phép năm chưa nghỉ được thanh toán sẽ bằng tiền lương bình quân nêu trên chia cho số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề thời điểm tính.
Đối với trường hợp khấu trừ lương của NLĐ để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng thiết bị, dụng cụ thì tiền lương làm căn cứ tính khấu trừ sẽ là tiền lương thực tế NLĐ nhận được hàng tháng (sau khi đã trừ BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN).
Nghị định này thay thế Nghị định 196-CP năm 1994, Nghị định 41-CP năm 1995, Nghị định 93/2002/NĐ-CP, Nghị định 33/2003/NĐ-CP, Nghị định 11/2008/NĐ-CP.
Cũng từ 01/03/2015, sẽ áp dụng mức lương mới đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn Nhà nước.
Theo đó, mức lương không quá 40 triệu đồng/tháng đối với chuyên gia tư vấn thuộc 1 trong các trường hợp:
Có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 15 năm kinh nghiệm trở lên trong chuyên ngành tư vấn.
Có bằng thạc sĩ trở lên đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 8 năm kinh nghiệm trở lên trong chuyên ngành tư vấn.
Đảm nhiệm chức danh Trưởng nhóm tư vấn hoặc chủ trì tổ chức, điều hành gói thầu tư vấn.
Trong những trường hợp cần thiết đòi hỏi chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên môn kỹ thuật đặc biệt, khả năng cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế hoặc điều kiện làm việc khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, mức lương chuyên gia có thể cao hơn nhưng không quá 1,5 lần mức trên.
Nội dung trên được quy định tại Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH và thay thế Thông tư 18/2010/TT-BLĐTBXH.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý điều chỉnh mức tiền lương, tiền công, thu nhập tháng đã đóng BHXH tại Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH và có hiệu lực từ ngày 09/03/2015.
Cụ thể, người lao động đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia BHXH, có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu, BHXH 01 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 01 lần từ 01/01 – 31/12/2015. Các quy định tại Thông tư này áp dụng từ 01/01/2015.
Nghị định 09/2015/NĐ-CP về tăng 8% lương hưu chính thức có hiệu lực
Từ 01/01/2015, tăng thêm 8% mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng sau: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân (CAND) và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP,121/2003/NĐ-CP, 09/1998/NĐ-CP đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.
Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định pháp luật; đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, 613/QĐ-TTg năm 2010, công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Cán bộ xã, phường, thị trấn theo Quyết định 130/CP năm 1975, Quyết định 111-HĐBT năm 1981.
Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định142/2008/QĐ-TTg, 38/2010/QĐ-TTg.
CAND đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg .
Quân nhân, CAND, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, CAND đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
Nội dung trên được quy định tại Nghị định 09/2015/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 10/3/2015.
Ngoài ra, các chính sách khác cũng có hiệu lực từ 1/3 như: Thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên; Thay đổi mã vùng điện thoại cố định; Không được phép phát hành hơn 1 Ví điện tử cho 1 tài khoản; Hướng dẫn mới về đăng ký giao dịch chứng khoán; Thay đổi biểu mẫu đăng ký hành nghề Luật sư; Quy định mới về cải tạo xe cơ giới đường bộ…
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?