Gần đây, chị em phụ nữ mách nhau sử dụng phương pháp ngừa thai bằng miếng dán tránh thai vì rất thuận tiện.
Miếng dán tránh thai còn làm tăng chất nhầy ở tử cung, làm mỏng niêm mạc tử cung khiến cho tinh trùng khó tiếp cận trứng và thụ thai. (Ảnh minh họa). |
Dùng miếng dán sẽ không cần phải tiêm chích, hay uống thuốc mỗi ngày và có hiệu quả ngừa thai đạt 99%. Miếng dán tránh thai là một miếng dán có diện tích nhỏ, gồm 2 loại hormone estrogen và progesterone, phóng thích hoạt chất qua da vào máu, có tác dụng ngừa thai trong vòng 1 tuần. Miếng dán giải phóng một lượng hormone vào máu thông qua da, từ đó ngăn chặn sự rụng trứng hằng tháng ở người phụ nữ. Miếng dán tránh thai còn làm tăng chất nhầy ở tử cung, làm mỏng niêm mạc tử cung khiến cho tinh trùng khó tiếp cận trứng và thụ thai.
Miếng dán được dán vào một vị trí kín đáo trên cơ thể như phần mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, bụng dưới, trên vai, sau lưng hoặc mông (không dán lên ngực). Sử dụng miếng dán đầu tiên vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó mỗi tuần thay miếng dán một lần, liên tục trong 3 tuần. Sau 3 tuần sử dụng, ngừng dán 1 tuần và sẽ có kinh nguyệt trong tuần đó. Với trường hợp quên dán dưới 48 giờ trong tuần 2 hoặc 3 thì hiệu quả ngừa thai vẫn còn đảm bảo, do nồng độ thuốc vẫn còn trong cơ thể đến ngày thứ 9.
Tuy nhiên, cũng như bất kỳ biện pháp tránh thai nào, miếng dán tránh thai cũng có những tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ được cảnh báo liên quan đến biện pháp tránh thai này là: Căng ngực, nhức nửa đầu, buồn nôn, tăng cân nhẹ... Mặc dù các tác dụng phụ này được coi là hiếm gặp, nhưng theo một số nghiên cứu y tế thì miếng dán có thể tăng nguy cơ gây máu vón cục và bệnh tim mạch do cơ chế thẩm thấu hormone trực tiếp vào máu.
Mặc dù lượng estrogen trong miếng dán ngừa thai và viên thuốc tránh thai hằng ngày tương đương nhau, nhưng khi uống thuốc, hormone được chuyển hóa trong ruột trước khi đi vào mạch máu, còn khi dùng miếng dán, hormone đi trực tiếp vào mạch máu. Vì vậy, những phụ nữ bị các bệnh: Đau nửa đầu; rối loạn đông máu do di truyền; máu đóng cục hoặc viêm tĩnh mạch; ung thư vú hoặc ung thư gan; đau tim, đột quỵ, hoặc đau thắt ở ngực; có vấn đề nghiêm trọng với van tim; nổi ban đỏ; mắc bệnh gan nặng; không kiểm soát được bệnh cao huyết áp; bị bệnh tiểu đường nặng; người trên 35 tuổi, có hút thuốc; người hút thuốc và bị huyết áp cao... không nên dùng miếng dán tránh thai vì có thể gây ra tai biến.
Để tránh tai biến này, trước khi sử dụng miếng dán tránh thai, chị em cần đi khám để biết mình bị bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh tim mạch không. Trong trường hợp bị bệnh hay có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao thì không dùng được miếng dán. Vì thế, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn phương pháp ngừa thai thích hợp mà không nên nghe theo quảng cáo để dùng sẽ dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%