Các biện pháp nhận diện thi thể không nguyên vẹn
Thứ ba, 05/08/2014 09:04

Các chuyên gia pháp y vẫn có thể nhận diện nạn nhân dù cơ thể đã phân hủy vì chìm dưới nước lâu ngày, cháy đen hoặc điều kiện bảo quản không tốt.

Chuyên viên pháp y lấy mẫu DNA lấy từ xương để nhận diện các nạn nhân thiệt mạng

Chuyên viên pháp y lấy mẫu DNA lấy từ xương để nhận diện các nạn nhân thiệt mạng

Các chuyên gia pháp y vẫn có thể nhận diện nạn nhân dù cơ thể đã phân hủy vì chìm dưới nước lâu ngày, cháy đen hoặc điều kiện bảo quản không tốt.

Sau khi thu hồi thi thể, chính quyền có thể cho phép các gia đình nhận lại người thân dựa trên ngoại hình nếu thi thể chưa phân hủy nhiều, hoặc họ trình đầy đủ giấy tờ chứng tỏ sự liên quan. Dẫu vậy, trong một số trường hợp, đây chưa phải căn cứ đầy đủ để xác định người thân.

Ngày 25/4, báo Guardian cho biết chính phủ Hàn Quốc thừa nhận đã trao nhầm một số thi thể trong vụ chìm phà Sewol cho các gia đình. Một đội chuyên trách khủng hoảng buộc phải thông báo kế hoạch mới để bảo đảm tình trạng này không tái diễn.

Theo đó, chính quyền chỉ bàn giao thi thể cho người nhà sau khi nạn nhân đã trải qua khám nghiệm DNA, kiểm tra hồ sơ nha khoa hoặc dấu vân tay. Hồ sơ nhận người thân vẫn tiến hành nếu gia đình dựa trên đặc điểm ngoại hình hoặc các giấy tờ, dấu hiệu liên quan. Tuy nhiên, đội khủng hoảng chỉ quyết định bàn giao chính thức sau khi nắm trong tay các chứng cứ khoa học.

thi-the3

Chuyên viên pháp y chuẩn bị mẫu DNA lấy từ xương để nhận diện các nạn nhân thiệt mạng vụ tấn công 11/9. Ảnh: AP

Chạy đua nhận diện thi thể ở vùng thảm họa

Hoạt động nhận diện thi thể nạn nhân trong thảm họa sóng thần xảy ra tại Thái Lan cách đây 10 năm là chiến dịch quy mô quốc tế và lớn nhất lịch sử, để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác pháp y.

Trận sóng thần khổng lồ ở Thái Lan năm 2004 cướp đi sinh mạng của khoảng 5.000 người, con số nói lên sự gian nan mà đội pháp y phải đương đầu khi nhận diện nạn nhân. Hàng ngàn thi thể nằm phơi dưới nắng sau khi chìm rất lâu trong dòng nước lũ. Các ngôi chùa trở thành nhà xác tạm thời dù hoàn cảnh mất điện, cúp nước khiến đây không phải là nơi thích hợp để bảo quản thi thể.

thi-the1

Một người đàn ông Thái Lan tìm kiếm người thân trong hàng trăm thi thể đặt tại một ngôi chùa ở gần Ban Muan, miền bắc Phuket. Ảnh: Reuters

Khi ảnh các nạn nhân đăng tải bên ngoài các ngôi chùa và trên mạng, người thân nỗ lực tìm kiếm mọi dấu hiệu quen thuộc qua những tấm hình. Tuy nhiên, BBC cho biết các chuyên gia pháp y không ủng hộ việc này, vì nếu chỉ vào nhận diện thì giác có thể xảy ra sai lầm. Điều kiện khí hậu Thái Lan củng cố thêm nhận định của các chuyên gia, khi nắng mặt trời đẩy nhanh hơn quá trình phân hủy, các lớp da bắt đầu bong tróc, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng tối đa, khiến cơ thể sưng lên và gây biến dạng ngoại hình.

Tình hình chỉ cải thiện sau khi chính quyền xây dựng một nhà xác mới, với các thùng đông lạnh để bảo quản thi thể nạn nhân và những phòng khám nghiệm. Quy trình pháp y bắt đầu từ giai đoạn này.

Trong 20 năm qua, chuyên gia quốc tế sử dụng thành công công nghệ DNA để nhận diện nạn nhân những thảm kịch, như vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ hoặc vụ đánh bom ở Bali, Indonesia năm 2002. Bằng chứng DNA giúp nhận diện đến 90% nạn nhân vụ tấn công tòa tháp đôi ở New York năm 2001. Chuyên viên sẽ lấy mẫu DNA từ thi thể và các bộ phận thi thể nạn nhân, sau đó đối chiếu với mẫu DNA từ vật dụng của họ hoặc DNA người thân. Việc thu hồi thi thể chậm không ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu DNA từ xương nạn nhân, nhưng ảnh hưởng đáng kể việc lấy mẫu DNA từ máu và các mô mềm.

DNA chưa phải biện pháp tuyệt đối

Trong thảm họa tại Thái Lan, các chuyên viên lấy mẫu mô từ cơ thể nạn nhân rất sớm. Tuy nhiên, quá trình phân hủy nhanh chóng khiến các mẫu này không còn có thể sử dụng.

Thay vào đó, đội pháp y bắt đầu thu thập những bằng chứng khác. Cảnh sát trên toàn thế giới bắt đầu tìm đến gia đình nạn nhân và thu thập dấu vân tay. Ngay cả với một cơ thể đã phân hủy, các chuyên gia vẫn có thể lấy dấu vân tay chất lượng thích hợp. Công tác này diễn ra dễ dàng hơn với những nước sử dụng chứng minh nhân dân có dấu vân tay.

Hồ sơ nha khoa cũng là một cơ sở quan trọng. Các chuyên gia sẽ so sánh những hồ sơ này với ảnh chụp bộ răng của tử thi để đối chiếu. Đây là bằng chứng rất hữu dụng đối với đội pháp y Thái Lan sau thảm họa sóng thần. Đến cuối năm 2005, họ đã nhận diện hơn 1.300 nạn nhân.

thi-the2

Thi thể nạn nhân vụ chuyến bay số hiệu MH17 rơi ở Ukraina được chuyển tới Hà Lan để bắt đầu việc nhận diện. Ảnh: AFP

Tiến sĩ Romina Carabott, chuyên viên pháp y nha khoa tại Trung tâm Cardiff Medicentre, cho biết hồ sơ nha khoa là biện pháp hiệu quả, "nhanh chóng và dễ dàng nhất" để xác nhận thi thể. "Chúng ta không cần phải lấy mẫu thử, cũng không cần tốn kém chi phí xét nghiệm tại phòng thí nghiệm, không cần đợi kết quả xét nghiệm DNA. Hàm răng cũng không bao giờ hư hại dù thi thể trải qua hoàn cảnh nào", Tiến sĩ Carabott nói trên báo Daily Mail.

Tuy nhiên, do khối lượng hồ sơ rất lớn nên các biện pháp trên nhanh chóng bộc lộ yếu điểm trong quá trình nhận diện nạn nhân sóng thần. Các chuyên gia đồng tình rằng họ phải tìm cách xét nghiệm DNA thành công.

Những mẫu mô lấy từ thi thể nạn nhân trong những ngày đầu không thể sử dụng để xét nghiệm. Tuy nhiên, các chuyên gia không bỏ qua hi vọng rằng vẫn có thể dùng DNA lấy từ bên trong xương của nạn nhân. Một phòng thí nghiệm ở Bosnia và Herzegovina có thể giúp họ trích mẫu. Năm 2001, các nhà khoa học đạt được thành tựu lớn khi sử dụng một công thức hóa học đặc biệt để rút trích DNA từ xương.

Do vậy, đội pháp y Thái Lan đã gửi số xương của nạn nhân đến Ủy ban Quốc tế về người mất tích (IC-MP tại Sarajevo, thủ đô của Bosnia và Herzegovina) để nhờ xét nghiệm. Đến cuối tháng 8/2005, phương pháp này giúp nhận diện thêm 209 nạn nhân nữa.

Zing.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: xet nghiem ADN , nghi ngo vo , vo chong , ly hon , thay nan nhan cat tuong , nhan dang thi the , tin , bao