452/584 xã phường của tất cả 30 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đều có sởi, cho thấy các giải pháp phòng, chống chưa hiệu quả.
Tại BV Nhi TƯ, có khoảng 50% trẻ đến khám, nhập viện điều trị do sởi đến từ Hà Nội |
Hà Nội chiếm 30% tổng số bệnh nhân sởi và trên 50% số ca sởi tử vong của cả nước (14/25 ca). Tính đến ngày 16/4 cả nước đã có hơn 7.000 ca mắc sởi (cả trẻ em lẫn người lớn), hiện chỉ còn Hà Giang và Cao Bằng là chưa có dịch.
Dịch chững lại nhưng đang duy trì ở mức cao
Chiều 16/4, trong cuộc họp với lãnh đạo UBND TP Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo tình hình dịch sởi đang diễn ra trên địa bàn. Tính từ đầu năm tới thời điểm này, Hà Nội đã phát hiện 2.287 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 452/584 xã phường của 30/30 quận huyện
Qua xét nghiệm có 1.052 ca dương tính với sởi. Tổng số mắc từ tháng 12/2013 tới nay là 1.062 ca. Sở Y tế Hà Nội nhận định những tuần gần đây số mắc có chững lại nhưng vẫn đang duy trì ở mức cao. Có 88,5% số mắc bệnh sởi tại Hà Nội chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, trong đó 24% là trẻ dưới 9 tháng tuổi. Theo Bộ trưởng Y tế, những địa phương đầu tiên có sởi nay đã hạ nhiệt, hiện đỉnh dịch đang ở Hà Nội, TP HCM nhưng TP HCM không có tử vong.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết nguyên nhân dịch diễn biến phức tạp chứng tỏ các giải pháp vừa rồi là chưa hiệu quả. Số ca sốt phát ban nghi sởi đã trên 1.000 trường hợp, tăng vọt 150% so với cùng kỳ, trên 50% số ca tử vong sởi của cả nước nên cần phải có sự chuyển động trong công tác chỉ đạo.
“Diện lây lan rất rộng, trên 1.000 ca mắc thì có 88,5% chưa tiêm chủng, đây là điều trăn trở vì chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt hơn”, bà Ngọc nói.
Với mục tiêu phải ngăn chặn, khống chế dịch ngay, không để phát triển thêm, hạn chế tối đa số ca tử vong, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo cần tiếp tục triển khai các giải pháp cũ nhưng cần tăng cường thêm các biện pháp mới như tăng cường tuyên truyền vì nguyên nhân trẻ chưa đi tiêm chủng do không nhận thức đầy đủ; công tác làm tiêm chủng chưa đầy đủ trách nhiệm.
UBND TP Hà Nội giao ngành y tế chủ trì cùng các quận/ huyện tổ chức tiêm vét vắc xin sởi đạt 95% trở lên (hiện mới tiêm đạt 75,3%, số trẻ còn lại cần phải tiêm là gần 2.000 cháu, song song với đó phải tiêm định kỳ đạt 75%).
Về việc Hà Nội có công bố dịch sởi hay không, bà Ngọc cho biết Hà Nội chủ trương thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là dù chưa công bố dịch thì cũng phải triển khai các biện pháp phòng chống như đang có dịch sao cho hiệu quả.
Tại cuộc họp ngày 8/4, Giám đốc TT Y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết Hà Nội đã tiêm vét vắc xin sởi cho hơn 400.000 trẻ, đạt 76,3% . Số còn lại tiếp tục được tiêm trong tháng 4 và ông Cảm cho biết đến hết tháng 4 dịch sởi ở Hà Nội sẽ được kiểm soát.
Ngoài ra cần triển khai thường trực dịch 24/24h, khi có đối tượng bệnh nhân cần hướng dẫn ngay. Sở GD-ĐT phổ biến đến từng trường, từng thầy cô giáo về tình hình dịch bệnh. Với các gia đình không đưa con đi tiêm, đề nghị phải làm việc với tổ dân phố đến “động viên”.
Điều chỉnh phác đồ, không hạ tuổi tiêm chủng
Ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương (nơi đang điều trị cho 313 ca sởi, trong đó 90% là người lớn) cho biết phác đồ điều trị sởi là chung nên không phải dồn về một BV tuyến trên như Nhi TƯ gây ra tình trạng quá tải, biến ca nhẹ thành ca nặng.
Về phác đồ điều trị bệnh sởi, ông Kính cho biết sau khi họp, Hội đồng đã thống nhất ngoài phác đồ năm 2009-2010 sẽ bổ sung thêm cách sử dụng gamma globulin (thuốc tăng cường miễn dịch) để tăng cường sức đề kháng của cơ thể (có thể tiêm bắp cho bệnh nhân ở mức độ trung bình hoặc tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân nặng).
Phác đồ điều trị sởi sẽ có điều chỉnh và vẫn giữ nguyên lịch tiêm chủng đối với trẻ
Ngoài ra cần kết hợp với phát hiện sớm biến chứng hô hấp, viêm não để cố gắng giảm bớt số tử vong. Trước đó, năm 2009 khi bùng phát dịch sởi ở người lớn, Bộ Y tế cũng đã xem xét và bổ sung vào phác đồ điều trị mới cho bệnh nhân mắc sởi.
Dịch sởi năm nay ghi nhận nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc bệnh (những trẻ này chưa đến tuổi tiêm chủng). Trong cuộc họp sáng 16/4 tại BV Nhi Trung ương, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Tổ chức y tế thế giới (WHO) vẫn khuyến cáo tiếp tục tiêm chủng theo phác đồ cũ (mũi 1 cho trẻ 9 tháng tuổi, mũi 2 cho trẻ 18 tháng tuổi).
“Việc tiêm cho trẻ dưới 9 tháng tuổi có thể có nhiều tai biến, liệu có thể sàng lọc được những trường hợp chống chỉ dịnh hay không? Vì thế, Việt Nam chỉ dám đặt mục tiêu đến 2017 là loại trừ chứ không phải thanh toán bệnh sởi, các ca bệnh vẫn có nhưng không “bung” thành dịch”, Bộ trưởng Tiến cho hay.
Trong chiều 16/4, BV Bạch Mai đã tổ chức tập huấn sởi trực tuyến cho các BV vệ tinh. Nếu huy động được sự tham gia của các BV vệ tinh sẽ giãn bớt bệnh nhân ở tuyến Trung ương để giảm lây lan. Đây cũng giải pháp được đưa ra sau cuộc họp của Bộ Y tế tại BV Nhi TƯ sáng 16/4.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?