Theo nhiều người dân trong vùng, khả năng cá chết hàng loạt là có liên quan đến việc xả thải của các nhà máy trong khu công nghiệp ở đầu nguồn.
Người dân chèo ghe ra giữa sông vớt cá |
Ngày 28/1, trên đoạn sông Sêrêpốk chảy qua cầu 14 giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, và đã có hàng trăm người dân đổ xô đi vớt.
Ông Lê Văn Dũng (ngụ thôn 5, xã Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột), ở cạnh sông cho biết, ngay từ giữa đêm 27.1, người dân đã phát hiện nhiều cá chết, chủ yếu là các loại cá thường sống dưới đáy sông khó đánh bắt như cá lăng, cá mõm trâu và cá chép...
Cũng theo ông Dũng, đã có người vớt được gần một tạ cá và đem đi bán.
Đến chiều tối nay 28/1, khi các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn xả nước mạnh, số cá chết chưa được vớt hết đã bị cuốn trôi theo dòng nước.
Theo nhiều người dân trong vùng, khả năng cá chết hàng loạt là có liên quan đến việc xả thải của các nhà máy trong khu công nghiệp ở đầu nguồn.
Vào tháng 5.2011, đoạn sông này cũng từng xảy ra hiện tượng cá chết tương tự, nguyên nhân là do một nhà máy trong Khu công nghiệp Tâm Thắng (Đắk Nông) xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra sông.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%