"Tại sao tôi không từ chức lúc này? Vì chúng tôi đang phải dành hết sức để hạn chế cao nhất lượng tử vong. Chúng tôi chỉ mong hàng ngày không có trẻ em nào phải ra đi”.
Bộ trưởng Tiến tại buổi họp báo Chính phủ chiều 29/4 |
Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ tại buổi họp báo Chính phủ chiều 29/4, khi phóng viên đề cập đến vấn đề từ chức sau dịch sởi.
Chia sẻ với phóng viên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hầu hết các trường hợp mắc sởi xảy ra trên trẻ không được tiêm chủng, hoặc tiêm không đầy đủ. Tỷ lệ tiêm chủng thấp so với trước, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Bên cạnh đó, số ca tử vong tương đối cao, tập trung vào BV Nhi đầu ngành, trong đó có đến 50% sống ở Hà Nội.
Mặc dù Bộ Y tế đã làm quyết liệt, tuy nhiên theo Bộ trưởng Tiến “bài học lớn nhất chúng tôi thấy được là công tác tuyền thông”. Bộ Y tế có làm nhưng chưa hiệu quả. “Nếu hiệu quả thì người dân đã đi tiêm chủng cao hơn và tỷ lệ tử vong không xảy ra”.
Về lý do tại sao bệnh nhân lại chết nhiều ở BV đầu ngành? Bộ trưởng Y tế lý giải, yếu tố khách quan đây là BV đầu ngành, tập trung bệnh nhân nặng nhất. Thứ 2, dù đã có phân tuyến, nhưng người dân tập trung vào đó đông, mặt khác khi đã vào rồi lại không về.
“Hai yếu tố đó, cùng với khí hậu ẩm, lạnh ở miền bắc, rồi tình trạng quá tải đã gây nhiễm trùng chồng chéo, làm số tử vong cao. Nếu tuyên truyền tốt, trường hợp bệnh nhẹ người dân đã điều trị ở tuyến dưới mà không cần phải lên tuyến trên” – Bộ trưởng Tiến nói.
Nhận thức rõ vai trò của truyền thông, tại buổi họp báo Bộ trưởng Y tế cũng “cảm ơn các phương tiện truyền thông”, vì khi đưa hình ảnh tử vong, người dân đã đưa con đi tiêm rất đông và không tập trung đến BV Nhi nữa, mà điều trị tại tuyến cơ sở.
Bộ trưởng nhấn mạnh, trong 7 nhiệm vụ trọng tâm, có nhiệm vụ truyền thông quan trọng nhất sau đó mới đến dự phòng, rồi mới đến điều trị.
Trên cương vị của người làm mẹ, Bộ trưởng Tiến “gửi lời chia buồn sâu sắc tới những bà mẹ có con chết. Tôi rất yêu trẻ, nỗi đau đó ai cũng thương xót”.
Trách nhiệm dù là khách quan, chủ quan, trực tiếp hay gián tiếp nhưng Bộ trưởng Tiến cho rằng, liên quan đến vấn đề sức khỏe, người đứng đầu ngành đều có trách nhiệm. Bộ trưởng cũng thẳng thắn nói đến vấn đề từ chức mà PV đề cập.
“Tôi không nghĩ đến từ chức ngay thời điểm này…Tai sao tôi không từ chức lúc này, vì chúng tôi đang phải dành hết sức để hạn chế cao nhất lượng tử vong. Chúng tôi chỉ mong hàng ngày không có trẻ em nào phải ra đi”.
Bộ trưởng cũng nói thêm, khi đi thị sát tại các BV, bà thường nói với bác sĩ bằng mọi cách phải nghĩ đến các cháu, đảm bảo an toàn cho các cháu, kể cả bằng thuốc men, ăn uống, hay vỗ về… Toàn ngành Y tế thường xuyên họp ngày đêm, kể cả ngày lễ vẫn phải làm việc, làm sao phải đạt 95% tiêm sởi… Ngoài ra vẫn còn nhiều nhiệm vụ quan trọng khác mà Bộ Y tế phải làm.
Bộ trưởng Tiến nói, khi được lựa chọn làm Bộ trưởng, phải đặt quyền lợi của người dân lên trên hết, phải làm hết trách nhiệm, lương tâm, làm sao cống hiến được nhiều nhất…
“Nếu trong quá trình làm việc, mình không đủ năng lực, nếu theo cấp trên, theo quy trình của cán bộ, tôi không làm được nữa thì cũng nhẹ nhàng thanh thản, trở về với một công việc nào đó mà cũng có thể làm tốt cho đời”.
Tuy nhiên với nhiều lý do đề cập, chốt lại phần trả lời báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến một lần nữa khẳng định: “Thời điểm này thì tôi không thể từ chức được”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?