Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nhận trách nhiệm trước xã hội về những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình xét tuyển năm nay.
|
Chiều nay (21/8), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Bộ GD&ĐT và một số Bộ, ban, ngành về những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét tuyển đại học, cao đẳng.Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nhận trách nhiệm trước xã hội về những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình xét tuyển năm nay.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những cố gắng của Bộ, cũng như đóng góp của người dân, cấp ủy chính quyền các cấp và toàn thể xã hội trong việc tổ chức kỳ thi quốc gia THPT về cơ bản đạt mục tiêu như chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên việc sử dụng kết quả kỳ thi vẫn chưa thật tốt. Mục tiêu ban đầu của kỳ thi là tạo thuận lợi, công bằng cho thí sinh nhưng vẫn còn để nhiều người dân và thí sinh rất vất vả.
“Qua đánh giá của Bộ GD&ĐT, ý kiến phát biểu của các cơ quan chức năng và dư luận, Bộ phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, bám sát tình hình trên tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của chuyên gia, của dư luận, của học sinh để có ngay những giải pháp phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu, khả thi. Ngay sau cuộc họp này Bộ GD&ĐT phải thông tin ngay cho dư luận, xã hội”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc. Ảnh: VTV.
Bộ GD&ĐT nhận còn một số hạn chế như:Một bộ phận thí sinh và người nhà căng thẳng, lo lắng trong việc cập nhật thông tin và thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển; một bộ phận thí sinh và gia đình phải đi lại tốn kém nên đã gây bức xúc.
Từ đó, Bộ GD&ĐT chỉ ra nguyên nhân chính là việc thí sinh thay đổi nguyện vọng liên tục; thời gian đăng ký kéo dài 20 ngày; thí sinh có 4 nguyện vọng để đăng ký xét tuyển trong một trường.
BộGD&ĐT rút kinh nghiệm và điều chỉnh các Sở GD&ĐT, các trường cần làm tốt hơn những đợt xét tuyển bổ sung, trên cơ sở đó có các điều chỉnh tổng thể, chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi năm sau và các năm tiếp theo với mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho học sinh và giảm tốn kém cho xã hội.
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, hết ngày 20/8, cả nước có 569.843 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng (phần lớn số thí sinh đạt trên điểm sàn).Số lượt thí sinh phải thay đổi nguyện vọng gần 43.000 em, chiếm tỷ lệ 8,1% tổng số thí sinh xét tuyển. Việc thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển chủ yếu tập trung vào khoảng 30 trường top trên.
Bà Lâm Phương Thanh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết các đơn vị của Ban Tuyên giáo Trung ương đã có cuộc thăm dò dư luận xã hội về kỳ thi THPT quốc gia 2015.Đa số dư luận xã hội đánh giá cao kỳ thi THPT quốc gia 2015 cơ bản đã đạt được 2 mục tiêu lớn là tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội và giảm áp lực thi cử cho phụ huynh và học sinh.
“Đây là cố gắng lớn của Bộ GD&ĐT trong việc thực hiện chủ trương đổi mới về giáo dục để thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương. Bước đầu thì thực hiện rất tốt nhưng việc sử dụng kết quả trong tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng thì Bộ Giáo dục và Đào tạo làm chưa được tốt”, bà Lâm Phương Thanh nhận định.
Lãnh đạo Ban tuyên giáo Trung ương cũng đề nghị Bộ GD&ĐT nên lắng nghe các ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các trường, học sinh, phụ huynh, từ đó có giải pháp khắc phục để việc xét tuyển đợt 2 làm tốt hơn và đặc biệt cần làm tốt hơn trong những năm sau.
Trước đó, trả lời báo chí, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trong quá trình xét tuyển, Bộ có những giải pháp để kịp thời điều chỉnh các tình huống xảy ra, tuy nhiên, vẫn có những vấn đề Bộ không lường trước được như: Tâm lý của người nhà và thí sinh luôn muốn đến trường để rút - nộp hồ sơ.
Bởi vậy, đã có rất nhiều thí sinh phải đi xa vất vả, điều này khiến Bộ GD&ĐT rất áy náy và cũng rất chia sẻ.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Ngành học cần 10.000 nhân lực mỗi năm, thu nhập 60 triệu đồng/tháng, được Bộ Giáo dục đề nghị miễn, giảm học phí
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước