Dù trứng gà là loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ, tuy nhiên không phải lúc nào trứng gà cũng đem lại những hiệu quả tích cực đối với trẻ.
|
Những trường hợp sau đây, mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ ăn trứng gà:
Bé bị cảm, sốt
Mỗi khi bé nhà bạn bị cảm sốt, bạn thường chế biến trứng cho con, hành động này của bạn có thể gây hại cho bé. Bởi vì, trứng gà có thành phần chủ yếu là các protein hoàn toàn như albumin và ovoglobumin. Nó được cơ thể bé hấp thu 99,7%, sau khi ăn, do đó sẽ tạo ra một nhiệt lượng đáng kể. Nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng mạnh trong khi bé đang bị sốt, làm cho tình trạng bệnh của bé không được cải thiện mà còn trầm trọng thêm.
Bé vừa ốm dậy
Vỏ trứng gà có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào trong trứng. Ngoài ra, trứng có thể là nơi trú ngụ tuyệt vời cho vi khuẩn Salmonella. Hệ miễn dịch của bé còn yếu sau khi mới khỏi bệnh, nên mẹ cũng nên thật cẩn thận khi nấu trứng, không nên cho bé ăn trứng tươi, luộc chưa chín hay đập vào cháo nóng.
Bé có tiền sử tim mạch
Bạn cũng cần hạn chế cho bé ăn trứng khi bé có các bệnh về tim mạch như tim bẩm sinh, hở van tim… do trứng chứa hàm lượng cholesterol cao dễ ảnh hưởng đến bệnh của trẻ.
Bé dưới 12 tháng tuổi
Trong một số tài liệu cho rằng trứng gà là một thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, trứng gà và các sản phẩm làm từ trứng gà có thể gây ra nguy cơ dị ứng cao cho bé, bé có thể dị ứng với các loại protein có trong lòng đỏ trứng gà. Với những nguy cơ tiềm ẩn này, bạn không nên cho con ăn trứng gà khi bé chưa đầy 1 tuổi.
Bé vừa ốm dậy không nên ăn trứng gà.
Bé bị tiêu chảy
Quá trình chuyển hoá các lipid, protein (có nhiều trong trứng gà) và glucid bị rối loạn khi bé bị tiêu chảy. Trong khi đường ruột của bé còn yếu khi bị tiêu chảy, trứng gà lại không dễ tiêu, bạn không nên cho bé ăn trứng gà do nó có thể làm cho bệnh của bé nặng thêm.
Bé bị thừa cân, béo phì
Trong trứng gà chứa khá nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là một trong những yếu tố gây nên tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ. Bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng trứng trong thực đơn hàng ngày cho những bé đang thừa cân. Bạn có thể xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho bé bao gồm các loại rau xanh và hoa quả.
Trẻ nhỏ bị tiểu đường
Ngày nay, trẻ nhỏ được làm quen nhiều với đồ ăn vặt hay những đồ ăn chiên béo ngậy hay có hàm lượng đường cao. Việc cha mẹ chiều chuộng cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mãn tính rất cao. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hiện nay.
Khi trẻ bị bệnh tiểu đường ăn quá nhiều trứng, sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bởi trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Các cụ nhắc không sai: 5 kiểu phụ nữ chỉ mang đại hoạ cho đàn ông, vướng vào chỉ thêm khổ
- Phụ nữ muốn hưởng phúc nên chọn chồng có 4 tiêu chí vàng cổ nhân truyền lại, đảm bảo cuộc sống luôn viên mãn
- Bí quyết '5 chữ' dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới
- Tâm sự riêng tư của phụ nữ: Một người phụ nữ trong đời có bao nhiêu đàn ông là vừa đủ?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?