Khi Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục chính thức có hiệu lực từ ngày 22/4/2025, giáo viên sẽ được hưởng hàng loạt chính sác có lợi.
![]() |
|
Đội ngũ thầy cô giáo là người trực tiếp giảng dạy, rèn luyện học sinh của các nhà trường trên phạm vi cả nước. Có thể nói, đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định chất lượng dạy học, chất lượng cho thế hệ tương lai. Chỉ khoảng 7 ngày nữa, đội ngũ giáo viên sẽ đón tin vui khi Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục chính thức có hiệu lực.
Thông tư có lợi cho giáo viên chính thức có hiệu lực từ ngày 22/4/2025 (Ảnh minh họa).
Định mức tiết dạy đối với giáo viên
Định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần:
Đối với giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, giáo viên trường trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết.
Đối với giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là 21 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông là 15 tiết.
Đối với giáo viên trường, lớp dành cho người khuyết tật là 21 tiết đối với cấp tiểu học, 17 tiết đối với cấp trung học cơ sở, 15 tiết đối với cấp trung học phổ thông.
Đối với giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.
Đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 2 tiết đối với trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 8 tiết đối với các trường tiểu học còn lại…
Giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.
Tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ bộ môn được giảm 3 tiết/tuần; tổ phó tổ chuyên môn hoặc tổ phó tổ bộ môn được giảm 1 tiết/tuần.
Tổ trưởng tổ quản lý học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú được giảm 3 tiết/tuần; tổ phó tổ quản lý học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú được giảm 1 tiết/tuần.
Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 6 tiết/tuần; giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 5 tiết/tuần.
Khi nhà trường không có viên chức thiết bị, thí nghiệm, giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn (trừ phòng tin học) được giảm 3 tiết/môn/tuần, phụ trách phòng thiết bị giáo dục được giảm 3 tiết/tuần.
(Ảnh minh họa)
Thời gian nghỉ thai sản đối với giáo viên, trong đó có quy định việc thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè
Khoản 2 Điều 6 Thông tư 05 quy định như sau:
Trường hợp thời gian nghỉ hè và thời gian nghỉ thai sản của giáo viên nữ có giai đoạn trùng nhau, ngoài thời gian nghỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì thời gian nghỉ của giáo viên bao gồm:
a) Thời gian nghỉ thai sản theo quy định.
b) Thời gian nghỉ hè ngoài thời gian nghỉ thai sản (trước hoặc sau thời gian nghỉ thai sản).
c) Trường hợp thời gian nghỉ hè quy định tại điểm b khoản này ít hơn số ngày nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ luật Lao động thì giáo viên được nghỉ thêm một số ngày. Tổng số ngày nghỉ thêm và số ngày nghỉ quy định tại điểm b khoản này bằng số ngày nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ luật Lao động. Thời gian nghỉ thêm được sắp xếp linh hoạt theo thỏa thuận giữa giáo viên với hiệu trưởng.
Trong đó, khoản b khoản 1 Điều 6 quy định: thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên gồm thời gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều chỉnh quy định về thời gian làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên
Theo Điều 5 Thông tư 05 quy định thời gian làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên như sau:
1. Thời gian làm việc trong năm học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trường phổ thông là 42 tuần, trong đó:
a) Số tuần giảng dạy các nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông là 37 tuần (bao gồm 35 tuần thực dạy và 2 tuần dự phòng).
b) Số tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ là 3 tuần.
c) Số tuần chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học là 2 tuần.
2. Thời gian làm việc trong năm học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) Số tuần giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học là 28 tuần.
b) Số tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học là 12 tuần.
c) Số tuần chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học là 2 tuần.
(Ảnh minh họa)
Quy định về thời gian nghỉ hàng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được nghỉ hè như giáo viên, thời gian nghỉ hè này được bố trí linh hoạt trong năm học và trong thời gian nghỉ hè. Tuy nhiên, để bảo đảm hoạt động bình thường của nhà trường, tránh trường hợp tất cả các cán bộ quản lý đều nghỉ cùng thời điểm thì lịch nghỉ hè của cán bộ quản lý phải được báo cáo cơ quan quản lý.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny




-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập