Chiều nay, 28/11, phiên tòa xét xử phúc thẩm Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) cùng các đồng phạm sẽ được tiếp tục.
Bắt đầu phần xét hỏi |
Dọc tuyến phố Liễu Giai, Đội Cấn đều có bố trí lực lượng Cảnh sát giao thông túc trực. Trước cửa Tòa án nhân dân Tối cao luôn có hàng chục cảnh sát bảo vệ nghiêm ngặt. Ở vòng ngoài, lực lượng công an phường Cống Vị cũng được huy động tham gia bảo vệ phiên tòa.
Từ sớm, vợ "bầu Kiên" cũng đã có mặt trước cổng tòa án để làm các thủ tục vào phiên tòa xét xử chồng mình.
Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận trước phiên xét xử bầu Kiên.
Xe chở Nguyễn Đức Kiên đến Tòa án nhân dân Tối cao tại Hà Nội lúc 7 giờ sáng nay
Còn 3 chiếc xe của lực lượng chức năng cùng đi với xe áp giải "bầu Kiên"
Phóng viên báo chí không được tiếp cận ghi hình, chụp ảnh "bầu Kiên" từ trên xe xuống
phiên tòa
Vợ bầu Kiên tới dự phiên tòa
Bầu Kiên trong phiên tòa sáng nay
Trong phần thủ tục phiên tòa, Luật sư Vũ Xuân Nam (bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên) đề nghị tòa triệu tập một số người liên quan là đại diện Bộ Tư pháp và ông Trần Mộng Hùng (nguyên thành viên HĐQT ngân hàng ACB)
Luật sư Nam cho biết trước phiên tòa, luật sư đã có văn bản gửi TAND Tối cao đề nghị triệu tập một số người có lời khai trong vụ án như nhóm nhân viên được Ngân hàng Vietinbank ủy thác đi gửi tiền để thẩm tra tính chân thực của các lời khai, triệu tập nhóm khách hàng gửi tiền của Vietinbank..
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (cũng bào chữa cho Bầu Kiên) đề nghị tòa cho Nguyễn Đức Kiên được ngồi khi thẩm vấn vì bị cáo bị cao huyết áp.
Còn bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho biết trước phiên tòa, bị cáo đã có đơn đề nghị gửi TAND tối cao đề nghị triệu tập ông Trần Đình Long và ông Trần Tuấn Dương (Tập đoàn Hòa Phát) đến tòa với tư cách nhân chứng vì đây là những người trực tiếp trao đổi, đàm phán hợp đồng với bị cáo.
Tại tòa, bị cáo tiếp tục nhắc lại những đề nghị này.
“Tôi được biết Bộ Công thương đã có văn bản trả lời cơ quan điều tra, nội dung trả lời như thế nào, đề nghị xuất trình cho Tòa phúc thẩm làm căn cứ xem xét. Yêu cầu Tổng Cục thuế nạp cho Tòa văn bản Tổng Cục thuế trả lời Cục thuế TP Hà Nội về quyết toán thuế của công ty Thiên Nam vì đây là văn bản trọng yếu của vụ án” - Bầu Kiên đề nghị.
Ngoài ra, Bầu Kiên cũng đề nghị tòa triệu tập Cục thuế tỉnh Hải Dương, phòng đăng kí kinh doanh Hải Dương, Hải Phòng, Hưng yên, Đồng Nai, TP. HCM vì đây là những nơi đã cấp phép cho các công ty của Bầu Kiên thành lập.
Ông Kiên cho biết tại tòa sơ thẩm, bị cáo bị cách ly trong phần xét hỏi nên không biết các bị cáo khác khai gì. Tại tòa phúc thẩm, bị cáo đề nghị tòa hạn chế sự cách ly nếu không cần thiết vì bị cáo cần biết các bị cáo khai gì về mình.
Còn luật sư Lưu Văn Tám (bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải) đề nghị tòa cho phép các luật sư trao đổi với các bị cáo và cho phép người nhà được gặp trong các bị cáo khi giải lao.
16h30: Tòa kết thúc ngày làm việc đầu tiên.
16h27: Tòa đề nghị chuyển các tài liệu liên quan cho bị cáo Lý Xuân Hải. Bị cáo Hải thừa nhận có ký biên bản cuộc họp vào tháng 12/2009.
16h20: Trả lời câu hỏi của Tòa, bị cáo Nguyễn Đức Thái Hân cho biết: Có giao dịch, khách hàng gọi điện thoại qua hệ thống ghi âm. Giao dịch diễn ra ngoài giờ làm việc Việt Nam. Nhân viên công ty thông báo khách hàng thông tin nhận lệnh, sau đó đại diện công ty ký xác nhận giao dịch.
HĐXX: Phiếu xác nhận giao dịch được thực hiện sau khi thực hiện giao dịch?
Bị cáo Hân: Thực tế là đặt lệnh trước bằng điện thoại ghi âm, hôm sau hợp thức bằng phiếu.
HĐXX: Việc liên lạc đặt lệnh bằng điện thoại giữa Thiên Nam và ACB ai là người thực hiện?
Bị cáo Hân: Những giao dịch này do Nguyễn Đức Kiên đặt lệnh bằng điện thoại.
HĐXX: Đối với phiếu giao dịch, có nội dung như thế nào?
Bị cáo Hân: Phiếu xác nhận giao dịch trạng thái vàng gồm 2 điểm. Mục 1 gồm: Loại giao dịch bán vàng (Thiên Nam là bên A – bán vàng), số lượng 5.000 oz, giá vàng 1179,90 USD/oz, thành tiền, tỷ giá quy đổi 19.980 đồng/USD. Giá mở trạng thái hiệu lực mở trạng thái là 10/12/2009. Số ngày là 141 ngày. Chi phí giao dịch là 536.760 đồng. Đơn vị thụ hưởng là ACB.
Điều 2 là các quy định khác. Xác nhận giao dịch này được sao thành 3 bản có giá trị ngang nhau.
HĐXX: Bên A bán 1 lượng vàng này thì giao dịch này bán ở trong hay nước ngoài?
Bị cáo Hân: Theo nội dung này, đơn vị tính bằng oz là vàng của nước ngoài, nhưng có phần qui đổi ra lượng và VND.
HĐXX: Trong thời gian tham gia hợp đồng 017, ông đã thực hiện bao nhiêu giao dịch?
Bị cáo Hân: Tôi nhớ không rõ, vì một vài phiếu không rõ vì tháng 3/2007 phải tất toán. Theo qui định của NHNN, 31/7/2010 các TCTD phải đóng trạng thái vàng. Công ty Thiên Nam thời điểm đó, vào khoảng tháng 7, Công ty đặt lệnh cho NH mua. Mỗi lần khối lượng giao dịch khoảng 5000-1000 oz. Đến cuối tháng 7/2010 mới tất toán hết 150.000 oz này.
HĐXX: Đến 31/7/2010 là tất toán hết hợp đồng 017?
Bị cáo Hân: Thưa tòa chấm dứt.
HĐXX: Với tư cách là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động này diễn ra ở nước ngoài thì tuân thủ theo văn bản pháp luật nào?
Bị cáo Hân: Về kinh doanh vàng vào thời điểm đó có quyết định 03/2006 của NHNN.
16h00: Cách ly bị cáo Nguyễn Đức Kiên
Tòa án tiến hành thẩm vấn về các hành vi trong vụ án đã tuyên tại tòa sơ thẩm, đồng thời đề nghị cho cách ly bị cáo Nguyễn Đức Kiên. Lực lượng công an đã dẫn bị cáo này ra khỏi phòng xét xử.
15h55: Sau khi công bố nội dung kháng cáo bản án sơ thẩm của các bị cáo, HĐXX tiến hành thẩm vấn. Bị cáo Phạm Trung Cang được tiến hành thẩm vấn đầu tiên.
15h25: Tòa đọc lại kháng cáo của Nguyễn Đức Kiên
Tòa đọc lại nội dung kháng cáo của Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm về việc kinh doanh trái phép và trốn thuế. Đồng thời hỏi các bị cáo bản án và bản kháng có có đúng không? Các bị cáo có bổ sung hay ý kiến gì khác liên quan đến bản án và kháng cáo?
Bị cáo Lý Xuân Hải trả lời: Cơ bản là đúng và xin tóm tắt lại các nội dung kháng cáo. Bị cáo cũng xin thêm 2 nội dung là đề nghị xem xét toàn bộ nội dung bản án và hình phạt là quá cao. Xin tòa xem xét lại hình phạt cấm tham gia ngành ngân hàng sau 5 năm. Đây là hình phạt quá cao.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói: “Không biết tôi có nghe nhầm không, tôi đề nghị bổ sung là kháng án toàn bộ nội dung bản án về cả tội danh và hình phạt".
Bị cáo Trịnh Kim Quang cho rằng, hình phạt đối với mình là quá nặng nề. Tòa án nói rằng như vậy là “kêu oan”. “Thực sự tôi cũng không rõ tội của tôi thế nào, nhưng trong điều kiện như thế này, tôi xin giảm án”.
Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm và nói ngắn gọn rằng: “Hành vi phạm tội của tôi đã rõ nhưng vấn đề đánh giá hành vi của cơ quan chức năng, tôi không tán thành. Tôi đề nghị tòa án xem xét lại các tình tiết giảm nhẹ về nhân thân”.
14h55: Phiên tòa tiếp tục. HĐXX tóm tắt lại bản án sở thẩm số 219/2014/HSST ngày 9/6/2014 của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và nội dung kháng cáo của các bị cáo qua đó chỉ rõ những tội danh mà “bầu” Kiên cùng đồng phạm mắc phải.
Bị cáo bị ngất được cho đi cấp cứu.
14h35: Khi HĐXX đang đọc tóm tắt bản án sơ thẩm thì bất ngờ bị cáo Trần Ngọc Thanh bị ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện khiến phiên tòa đã tạm nghỉ giải lao.
Người bị choáng ngất được xác định là bị án Trần Ngọc Thanh - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội.
13h57: Tòa làm xong phần thủ tục và bắt đầu phần xét hỏi, nghe HĐXX tóm tắt nội dung vụ án.
Tại bản án số 219/2014/HSST quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Kiên 20 tháng tù về tội kinh doanh trái phép, 6 năm 6 tháng tù về tội trốn thuế, 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 18 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Ngà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Nguyễn Đức Kiên chấp hành hình phạt chung cho cả 4 tội danh là 30 năm tù.
Đồng thời bị áp dụng hình phạt bổ sung 75 tỉ đồng để sung quỹ Nhà nước và cấm đảm nhiệm các chức vụ trong ngân hàng trong thời hạn 5 năm.
Liên quan đến vụ án này, bị cáo Trần Ngọc Thanh - nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Nguyễn Thị Hải Yến - nguyên kế toán trưởng Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mỗi người nhận 5 năm tù giam.
Nhóm bị cáo phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là Lý Xuân Hải - nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB nhận mức án 8 năm tù giam; Phạm Trung Cang - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB chịu mức án 3 năm tù giam; Trịnh Kim Quang - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB nhận án 4 năm tù giam; Lê Vũ Kỳ - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB nhận án 5 năm tù giam và Huỳnh Quang Tuấn - nguyên Thành viên HĐQT Ngân hàng ACB nhận án 2 năm tù giam.
13h50: Các bị cáo đã có mặt đầy đủ tại tòa. HĐXX công bố kết quả triệu tập bổ xung. Bao gồm các vị Nguyễn Thị Bé Năm và Dương Thị Nguyệt. HĐXX kiểm tra căn cước của những người mới được triệu tập.
Trước đó, tòa đã dành cả buổi sáng nay để kiểm tra căn cước của các bị cáo và ý kiến của các luật sư, bị cáo và phản hồi của HĐXX.
13h30, phiên tòa tiếp tục làm việc
11h 30, tòa tạm nghỉ. Đến 13h30, phiên tòa tiếp tục làm việc.
Sau khi nghỉ hội ý để xem xét đề nghị của các bị cáo và luật sư, HĐXX cho biết: Về yêu cầu triệu tập thêm các nhân chứng và người liên quan, trong quá trình xét xử, nếu thấy cần thiết tòa sẽ triệu tập để làm rõ.
Về đề nghị của luật sư triệu tập các nhân viên của ngân hàng Vietinbank có liên quan đến hành vi gửi tiền, tòa thấy không cần thiết nên không chấp nhận.
Về đề nghị của các luật sư được gặp bị cáo trong quá trình giải lao được quy định tại điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự nên được HĐXX chấp nhận.
Với yêu cầu của các luật sư cho người nhà được tiếp xúc với bị cáo, HĐXX cho biết luật không có quy định nên tòa không chấp nhận. Việc thăm gặp được tiến hành ở các cơ quan khác theo quy định.
Với yêu cầu của bị cáo Kiên đề nghị tòa xác định tư cách của ông Trần Đình Long và ông Trần Tuấn Dương (Tập đoàn Hòa Phát) khi tham gia tố tụng, tòa cho biết thuộc thẩm quyền của tòa nên tòa sẽ xem xét.
Với yêu cầu cho bị cáo Kiên được ngồi trong quá trình xét xử, HĐXX cho biết sẽ xem xét trong từng điều kiện cụ thể.
Trong phần thủ tục phiên tòa, Luật sư Vũ Xuân Nam (bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên) đề nghị tòa triệu tập một số người liên quan là đại diện Bộ Tư pháp và ông Trần Mộng Hùng (nguyên thành viên HĐQT ngân hàng ACB)
Luật sư Nam cho biết trước phiên tòa, luật sư đã có văn bản gửi TAND Tối cao đề nghị triệu tập một số người có lời khai trong vụ án như nhóm nhân viên được Ngân hàng Vietinbank ủy thác đi gửi tiền để thẩm tra tính chân thực của các lời khai, triệu tập nhóm khách hàng gửi tiền của Vietinbank.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (cũng bào chữa cho Bầu Kiên) đề nghị tòa cho Nguyễn Đức Kiên được ngồi khi thẩm vấn vì bị cáo bị cao huyết áp.
Còn bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho biết trước phiên tòa, bị cáo đã có đơn đề nghị gửi TAND tối cao đề nghị triệu tập ông Trần Đình Long và ông Trần Tuấn Dương (Tập đoàn Hòa Phát) đến tòa với tư cách nhân chứng vì đây là những người trực tiếp trao đổi, đàm phán hợp đồng với bị cáo.
Tại tòa, bị cáo tiếp tục nhắc lại những đề nghị này.
“Tôi được biết Bộ Công thương đã có văn bản trả lời cơ quan điều tra, nội dung trả lời như thế nào, đề nghị xuất trình cho Tòa phúc thẩm làm căn cứ xem xét. Yêu cầu Tổng Cục thuế nạp cho Tòa văn bản Tổng Cục thuế trả lời Cục thuế TP Hà Nội về quyết toán thuế của công ty Thiên Nam vì đây là văn bản trọng yếu của vụ án” - Bầu Kiên đề nghị.
Ngoài ra, Bầu Kiên cũng đề nghị tòa triệu tập Cục thuế tỉnh Hải Dương, phòng đăng kí kinh doanh Hải Dương, Hải Phòng, Hưng yên, Đồng Nai, TP. HCM vì đây là những nơi đã cấp phép cho các công ty của Bầu Kiên thành lập.
Ông Kiên cho biết tại tòa sơ thẩm, bị cáo bị cách ly trong phần xét hỏi nên không biết các bị cáo khác khai gì. Tại tòa phúc thẩm, bị cáo đề nghị tòa hạn chế sự cách ly nếu không cần thiết vì bị cáo cần biết các bị cáo khai gì về mình.
Còn luật sư Lưu Văn Tám (bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải) đề nghị tòa cho phép các luật sư trao đổi với các bị cáo và cho phép người nhà được gặp trong các bị cáo khi giải lao.
Hội đồng xét xử quyết định vào hội ý xem xét các kiến nghị trên.
10h 9': Chủ tọa phổ biến quyền và nghĩa vụ của các bị cáo.
HĐXX gồm ba thẩm phán, có một thẩm phán dự khuyết. Hai kiểm sát viên gồm đại diện VKSNDTC Nguyễn Hoài Nam, Lê Thư Quỳnh
Do phòng xử chật, lại có nhiều người tham dự nên trong phần thủ tục, chủ tọa phải yêu cầu một người… sang hỏi phòng bên kia xem có ai có ý kiến về phần thủ tục không.
Luật sư Lưu Văn Tám, bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải đề nghị HĐXX bố trí chỗ các luật sư ngồi. Đề nghị thay đổi lại vị trí, cho cùng nhóm được ngồi cùng với nhau để tiện trao đổi công việc. Xin phép trong giờ giải lao được trao đổi tài liệu với các bị cáo mà luật sư bảo vệ. Đề nghị cho phép người nhà bị cáo được gặp các bị cáo trong giờ giải lao.
Nguyễn Huy Thiệp- luật sư của bầu Kiên: Đề nghị các luật sư bào chữa cho một bị cáo được ngồi gần nhau để tiện trao đổi, cử người đại diện để khỏi mất thời gian của HĐXX. Luật sư của Nguyễn Đức Kiên đang ngồi ở... ba góc khác nhau.
Luật sư Thiệp đề nghị xem xét sức khỏe của bị cáo Kiên. Bị cáo Kiên bị cao huyết áp nên đề nghị HĐXX cho phép ngồi để trả lời những câu hỏi của HĐXX
Luật sư Vũ Xuân Nam bào chữa cho bầu Kiên cũng đề nghị triệu tập một số người có liên quan đến vụ án này theo như đơn của bị cáo Kiên ngày 4/11, bầu Kiên yêu cầu triệu tập cả đại diện Bộ Tư pháp và ông Trần Mộng Hùng.
Luật sư Nam gửi đơn của người nhà bị cáo Kiên xin được gặp bị cáo này trong giờ nghỉ giải lao.
Ngoại trừ hai bị cáo đồng phạm với bầu Kiên trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chấp nhận mức án sơ thẩm tòa đã tuyên, sáu bị cáo còn lại đều kháng cáo. Riêng bầu Kiên kháng cáo kêu oan đối với toàn bộ bản án.
Phiên tòa phúc thẩm sẽ do Thẩm phán Đặng Bảo Vĩnh làm chủ tọa, dự kiến diễn ra trong 10 ngày.
Trước đó, ngày 9/6, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bầu Kiên 30 năm tù về bốn tội danh, đây là mức án cao nhất dành cho khung hình phạt tù có thời hạn.
Các bị cáo nguyên là thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) ACB cũng nhận 2-8 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Sáng nay, suốt tuyến đường Đội Cấn, đường vào trụ sở tòa án, lực lượng công an, bảo vệ đã được bố trí nghiêm ngặt từ sớm.
Khoảng hơn 6 giờ sáng, đã thấy 5 xe thùng chở phạm nhân chạy vào trụ sở tòa.
Trước cổng tòa, từ sớm đã có rất nhiều người liên quan vụ việc xếp hàng để làm thủ tục vào dự phiên xử.
Có gần 40 phóng viên được bố trí theo dõi phiên phúc thẩm qua màn hình.
8h 25, trong các bị cáo ngồi trước vành móng ngựa chưa thấy có Nguyễn Đức Kiên. HĐXX chưa ra làm thủ tục khai mạc phiên xử.
7h, Nguyễn Đức Kiên cùng các bị cáo nguyên là lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Á Châu bị xét xử trong vụ án đã được dẫn giải đến tòa.
Tất cả các bị cáo đều mặc đồng phục màu xanh của trại giam. Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Đức Kiên mặc quần tây, áo sơ mi trắng đóng thùng gọn gàng.
Sáng nay, 28/11, TAND Tối cao sẽ xét xử theo trình tự phúc thẩm “Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kinh doanh trái phép, trốn thuế, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Dự kiến phiên tòa phúc thẩm này kéo dài khoảng 10 ngày.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị tuyên phạt 30 năm tù về 4 tội: Kinh doanh trái phép, Trốn thuế, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáoTrần Ngọc Thanh – cựu Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Thị Hải Yến – cựu Kế toán trưởng Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội bị tuyên phạt 5 năm tù cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tòa án sơ thẩm cũng tuyên phạt: Lý Xuân Hải – cựu Tổng giám đốc Ngân hàng ACB 8 năm tù; Phạm Trung Cang – cựu Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB 3 năm tù.
Ngoài ra, tòa cũng tuyên phạt các bị cáo Trịnh Kim Quang – cựu Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB 4 năm tù; Lê Vũ Kỳ - cựu Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB 5 năm tù; Huỳnh Quang Tuấn – cựu thành viên HĐQT Ngân hàng ACB 2 năm tù.
Bầu Kiên cùng các bị cáo khác nghe tuyên án ở phiên tòa sơ thẩm
Sau phiên tòa cấp sơ thẩm, các bị cáo đã làm đơn kháng cáo. Bầu Kiên kháng cáo kêu oan và đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét, đánh giá các chứng cứ buộc tội.
Bầu Kiên cho rằng, mình không phạm 4 tội danh như quy kết của phiên tòa cấp sơ thẩm.
Trong vụ án này, ông Trần Xuân Giá – cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên do ông Giá bị bệnh hiểm nghèo nên HĐXX quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%