Những bức ảnh tôi còn giữ từ buổi đám cưới đáng nhớ ấy. Mỗi khi xem lại, tôi luôn tự hỏi điều gì sẽ xảy đến với những con người trong ảnh khoảng thời gian sau đó, khi cuộc chiến khốc liệt sẽ còn kéo dài thêm 5 năm…
|
Trang web Vietvet.com của các cựu chiến binh Mỹ đã đăng tải một bài viết có tiêu đề Đám cưới truyền thống của những người theo Phật giáo Việt Nam (Traditional Vietnamese Buddhist Wedding) kèm theo loạt ảnh độc đáo về một đám cưới ở tỉnh Quảng Trị, phía Nam vĩ tuyến 17 vào năm 1969. Tác giả của bài viết là Jim Ritter, một sĩ quan thuỷ quân lục chiến Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam vào các năm 1968 - 1969.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Trong tháng 6/1969, tôi được chỉ định làm người tham dự đám cưới một trong những thông dịch viên của Tiểu đoàn. Theo đề xuất của cô dâu và chú rể, quà cưới sẽ là một thùng Coca.
Đám cưới được tổ chức ở gia trang của cha mẹ cô dâu chú rể. Nơi này nằm ở phía Tây của một căn cứ quân sự tại Quảng Trị. Buổi lễ bắt đầu đám rước của gia đình nhà chú rể đến nhà cô dâu. Tại đây, họ sẽ làm lễ trước bàn thờ gia tiên. Sau đó là đám rước của gia đình cô dâu đến nhà của chú rể.
Tôi đến nhà chú rể trước khi gia đình của cô dâu đến. Trong những bức ảnh đầu tiên, người đứng đầu của gia đình cô dâu là cụ già cầm chiếc ô lớn màu đen. Tiếp theo đám rước là những phụ nữ mặc áo dài rất đẹp. Cô dâu đi phía cuối đám rước.
Sau nghi lễ trước bàn thờ tổ tiên, mọi người bắt đầu ăn cỗ. Đây là một bữa tiệc có nhiều món ăn kỳ lạ. Tôi chỉ nhận ra được cơm và tiết canh bò, những món khác thì chịu.
Mọi người rót cho tôi một chất lỏng từ chai Pepsi cũ. Nó khiến tôi cháy cổ họng sau khi uống một ngụm. Điệu bộ của tôi có lẽ giống như một thằng hề, và người Việt Nam đổ lại thứ chất lỏng gắt như axit này vào chai.
Sau đó họ pha chúng với Pepsi và lại mời tôi uống. Nhưng phản ứng của tôi cũng không khá hơn lần trước.
Dưới đây là những bức ảnh tôi còn giữ từ buổi đám cưới đáng nhớ ấy. Mỗi khi xem lại, tôi luôn tự hỏi điều gì sẽ xảy đến với những con người trong ảnh khoảng thời gian sau đó, khi cuộc chiến khốc liệt sẽ còn kéo dài thêm 5 năm…
Đám rước của gia đình cô dâu đã tới.
Ông cụ cầm chiếc ô lớn màu đen là người đứng đầu nhà cô dâu. Phía sau là những người đàn ông lớn tuổi trong họ.
Kế đến là các cô phù dâu mặc những chiếc áo dài rất đẹp.
Cô dâu là người mặc áo hồng, đi giữa hai phụ nữ mặc áo dài tím.
Các cụ bà bên nhà cô dâu.
Tất cả phụ nữ mặc áo dài, và dường như là không có chiếc nào giống chiếc nào.
Những trẻ em hiếu kì đi theo đám rước.
Tiệc cưới rất ngon miệng, dù nhiều món tôi không biết phải gọi là gì.
Cô dâu và chú rể ngượng nghịu chụp ảnh kỷ niệm. Sau lưng họ là những bao cát quân sự.
Cha mẹ của chú rể.
Chị của chú rể và cậu con trai.
Chú rể là thông dịch viên trong tiểu đoàn trinh sát của chúng tôi.
Em trai chú rể, có biệt danh là Joe, một đứa trẻ lanh lợi.
Hai đứa trẻ bên nhà cô dâu.
Mẹ chú rể bên các cô phù dâu.
Bố của chú rể, một quý ông đẹp lão.
Cô dâu và các cô phù dâu đứng tán gẫu.
Joe và tôi - một người đi dự đám cưới với đầy đủ súng đạn trên người.
Joe và các đứa em họ chờ đợi được ăn cỗ.
Đoàn của nhà cô dâu rời khỏi nhà chú rể sau đám cưới.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?