Phòng không Việt Nam được trang bị nhiều chủng loại radar hiện đại có khả năng bắt mọi mục tiêu trên không gồm cả tên lửa đạn đạo, máy bay tàng hình.
Đài radar điều khiển hỏa lực SNR-75 của hệ thống tên lửa tầm cao S-75. SNR-75 làm nhiệm vụ bám mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu |
Hệ thống radar cảnh giới P-35 do Liên Xô sản xuất từ những năm 1950 thiết kế để phát hiện sớm các mục tiêu đường không nhằm báo động sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng pháo – tên lửa. P-35 được thiết kế để phát hiện và theo dõi mọi mục tiêu trên không ở tầm xa đến 350km, độ cao tối đa 25km. Ảnh minh họa
P-35 được trang bị cho phòng không Việt Nam từ trong kháng chiến chống Mỹ và cho tới ngày nay nó vẫn đóng vai trò chủ lực trong lực lượng cảnh giới bảo vệ bầu trời tổ quốc.
Hệ thống radar cảnh giới P-18 do Liên Xô phát triển từ những năm 1970 có tầm trinh sát lên tới 250km, độ cao tối đa 35km. Đài P-18 nếu được nâng cấp hiện đại hóa lên tiêu chuẩn P-18MA có khả năng bắt mục tiêu máy bay tàng hình ở cự ly vài chục km. Ảnh minh họa
Hiện nay, đài cảnh giới P-18 vẫn còn phục vụ tích cực trong lực lượng phòng không ta. Trong ảnh là đài P-18 đặt trên đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) làm nhiệm vụ phát hiện, báo động sớm mọi kẻ địch trên không.
Đài radar đo độ cao RPV-16 (Liên Xô phát triển) có nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, bám sát mục tiêu trên không nhằm quản lý vùng trời, kịp thời phát hiện địch trên không và thông báo cho các đơn vị hỏa lực phòng không. Ngoài ra, PRV-16 còn có thể làm nhiệm vụ dẫn đường cho máy bay chiến đấu bảo vệ vùng trời. Ảnh minh họa
Đài radar cảnh giới P-14 do Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1950, có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở tầm 400km, độ cao 30km. Ảnh minh họa
Đài radar cảnh giới “khủng” nhất của phòng không Việt Nam 55Zh6UE NEBO-UE (Nga) được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch – ta, nhận dạng kiểu loại và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay các loại mục tiêu bay (gồm cả tên lửa đạn đạo). NEBO-UE phát hiện máy bay chiến đấu có diện tích phản hồi radar RCS 2,5 m2 bay ở độ cao 500m ở cự ly 65km, nếu bay ở độ cao 10km cự ly phát hiện tới 310km, lên đến 400km nếu độ cao hành trình của mục tiêu ở mức 20km. Ảnh minh họa
Hệ thống radar cảnh giới Vostock E (Belarus) có thể phát hiện máy bay chiến đấu ở cự ly 350km và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt, nó cũng có khả năng bắt máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Vostock E được xem là một trong những hệ thống radar hiện đại nhất quân đội ta hiện nay. Ảnh minh họa
Hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga – lính “chuyên nghiệp” bắt máy bay tàng hình của phòng không Việt Nam. Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km. Ảnh minh họa
Đài radar cảnh giới P-12 (hệ thống S-75) có tầm trinh sát 275km, làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mục tiêu máy bay địch chuyển về radar điều khiển hỏa lực SNR-75. Ảnh minh họa
Đài radar đo độ cao mục tiêu PRV-11 (hệ thống S-75). Loại radar này cũng nằm trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp – trung S-125 Pechora của quân đội ta. Ảnh minh họa
Đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125 của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp – trung S-125 Pechora. Nó làm nhiệm vụ bám mục tiêu và điều khiển tên lửa tấn công máy bay địch. Ảnh minh họa
Một số hệ thống tên lửa S-125 của Việt Nam đã được nâng cấp lên biến thể S-125-2TM. Qua đó, hệ thống radar nâng cấp S-125-2TM với khả năng dẫn 2 tên lửa đánh chặn mục tiêu thay vì 1 tên lửa như hệ thống cũ, tầm trinh sát 100km. Trong ảnh là đài S-125-2TM của phòng không Việt Nam
Đài radar cảnh giới và bắt mục tiêu P-15 (hệ thống S-125) có thể bắt mục tiêu ở cự ly xa đến 250km.
Đài radar chiếu xạ và điều khiển hỏa lực 30N6E của hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất Việt Nam S-300PMU-1. Đài 30N6E có khả năng theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn tên lửa bắn hạ 6 mục tiêu cùng lúc.
Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E (hệ thống S-300PMU-1) có tầm phát hiện mục tiêu 300km, phát hiện cùng lúc 300 mục tiêu.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Phía sau những bức ảnh 'đắt giá' đưa Việt Nam ra thế giới
- Ngắm vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban trắng ngay giữa lòng Hà Nội
- Những bức ảnh thay lời kêu cứu thống thiết từ môi trường, khi nghệ thuật dùng để kể những câu chuyện của hành tinh
- Vẻ đẹp khắc nghiệt của thiên nhiên qua những tác phẩm thắng giải nhiếp ảnh bảo tồn 2022
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%