Các chuyên gia, NHM Việt Nam đều kỳ vọng người đứng đầu VFF nhiệm kỳ mới sẽ quản trị giỏi, kiếm được tiền để đưa bóng đá nước nhà thoát khỏi vùng trũng.
Người thay thế ông Nguyễn Trọng Hỷ được kỳ vọng làm thay đổi bóng đá nước nhà |
Nằm trong số 8 ứng cử viên cho vị trí Chủ tịch VFF nhiệm kỳ VII, Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng chủ động xin rút lui. "Thời gian này, là một doanh nhân, cũng như các bạn đồng nghiệp trong giới doanh nghiệp, tôi đang tập trung rất nhiều cho công tác ổn định và phát triển công ty. Đồng thời, với vai trò - trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT VPF, tôi nhận thấy mình cũng cần dành nhiều thời gian và tâm sức cho bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ở mảng tổ chức các giải bóng đá. Dù ở cương vị, lĩnh vực nào của môn thể thao này, tôi cũng cố gắng hết sức mình vì sự phát triển chung của nền thể thao nước nhà", ông Thắng đưa ra lý do.
Không tham gia vào danh sách ứng cử nhưng ông Thắng cũng mong chờ người trúng cử chức danh Chủ tịch VFF phải là người tận tâm giúp bóng đá Việt Nam phát triển "Tôi cũng đồng quan điểm với ông Nguyễn Trọng Hỷ, Chủ tịch VFF phải là người quản lý giỏi, làm việc đích thực", ông Thắng nhìn nhận.
Dưới góc nhìn của chuyên gia Nguyễn Văn Vinh, để chọn ra được tân Chủ tịch VFF, người cầm lá phiếu phải cần nhìn lại sự thật những nhiệm kỳ đã qua, bóng đá Việt Nam được gì rồi hãy bầu chọn ai là xứng đáng nhất. "Cần phải chọn ra người có uy tín, có khả năng làm cho giải bóng đá trong nước sống. Nhìn vào danh sách, tôi chỉ thấy có Phó chủ tịch phụ trách tài chính Lê Hùng Dũng là được nhất. Bởi chỉ có ông ấy có khả năng kiếm tiền", ông Vinh đánh nhận xét.
Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Văn Vinh cũng cho rằng, mọi tuyến bố hùng hồn hay chiến lược vĩ mô đều sẽ trở nên sáo rỗng nếu tân Chủ tịch không làm được điều tối thiểu là giúp bóng đá Việt Nam sống được trong thời điểm khó khăn hiện nay.
Chuyên gia Vũ Tiến Thành cho rằng ông Lê Hùng Dũng sáng giá vào ghế Chủ tịch VFF
Còn cựu trợ lý HLV tuyển Việt Nam (dưới thời Weigang, Murphy, Dido, Riedl và Calisto) Vũ Tiến Thành cho rằng cần xem lại 6 nhiệm kỳ đã qua, khi người đứng đầu VFF đều là quan chức nhà nước chuyển qua, đã làm được gì cho bóng đá Việt Nam. "Về nguyên tắc không sai nhưng những người này bị hạn chế về quản trị nên điều hành không đáp ứng được kỳ vọng, không theo kịp sự phát triển của cơ chế thị trường. Nhiệm kỳ nào bóng đá Việt Nam cũng trì trệ", ông Thành nhận xét.
Theo ông Thành, từ trước tới nay VFF là tổ chức xã hội nửa vời, chưa thật sự xã hội hóa 100%. Vì vậy, Chủ tịch mới cần phải làm cuộc cách mạng triệt để trong tổ chức để làm bóng đá thật sự chuyên nghiệp. "FIFA có chủ trương, Liên đoàn bóng đá là tổ chức, là doanh nghiệp thì chúng ta không nên đi theo lối mòn. Chủ tịch VFF phải là người quản trị giỏi, có uy thế và biết huy động tiền. Bởi để đội tuyển quốc gia mạnh thì giải V-League phải chuyên nghiệp. Muốn làm được điều đó, cái cần có trước tiên của bóng đá chuyên nghiệp là phải có tiền", ông Thành nói.
Nhìn vào danh sách 5 ứng cử viên còn lại cho chức Chủ tịch VFF, ông Thành đánh giá cao ông Lê Hùng Dũng (Phó chủ tịch VFF) - Hoàng Anh Xuân (Tổng giám đốc Viettel) - Đỗ Quang Hiển (Tập đoàn T&T), vì họ đã làm kinh tế thành công. "Ông Lê Hùng Dũng và ông Hoàng Anh Xuân sẽ là hai ứng viên nặng ký. Nhưng tôi chọn ông Lê Hùng Dũng vì không chỉ là doanh nghiệp mà ông ấy có lợi thế là đã làm bóng đá", ông Thành nhận định.
Trong khi đó, Phó chủ tịch Hội CĐV Việt Nam Trần Song Hải tỏ ra quan tâm sâu sắc đến Đại hội VFF lần thứ VII. Bởi theo ông CĐV Việt Nam kỳ vọng Ban chấp hành VFF ở nhiệm kỳ tới sẽ thay đổi toàn diện để đưa bóng đá nước nhà phát triển thoát khỏi vùng trũng khu vực.
Theo ông Hải, danh sách 5 ứng cử viên cho chức Chủ tịch VFF đều là nhân vật "khủng" như Thứ trưởng Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch Lê Khánh Hải, chủ doanh nghiệp Lê Hùng Dũng, hay ông Phạm Văn Tuấn đã gắn bó lâu với thể thao. "Chủ tịch VFF phải là người thật sự giỏi, tâm huyết, nhìn xa, có tiềm lực về kinh tế, kêu gọi được tài trợ bóng đá và quan trọng là chống tiêu cực", ông Hải nói.
Phó chủ tịch Hội VĐV Việt Nam cho rằng, trong hai nhiệm kỳ làm việc của mình, Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ xuất thân từ người nhà nước chuyển qua đã không làm bóng đá nước nhà phát triển, nên đây là lúc chuyển đổi. "Người đứng đầu VFF phải là doanh nhân. Trong danh sách các ứng viên, Phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng là xứng đáng nhất. Ông Dũng là chủ doanh nghiệp thành công, có tư duy mới, đem nhiều tài trợ cho bóng đá, mới đây là mời được CLB Arsenal đến Việt Nam", ông Hải chỉ ra lợi thế của ông Dũng.
Ông Hải cũng đánh giá cao ông Đỗ Quang Hiển. Bởi theo ông, bầu Hiển làm bóng đá không ồn ào, được CĐV yêu mến, xây dựng Hà Nội T&T thành công. "Tôi tôn trọng những ứng viên còn lại, nhưng đã đến lúc Chủ tịch VFF phải là doanh nhân, là người kiếm tiền và biết điều hành tổ chức mở", ông Trần Song Hải nói.
Với vị trí Tổng thư ký, chuyên gia Vũ Tiến Thành và Phó chủ tịch Hội CĐV Trần Song Hải đều cho rằng những người cũ đã không thành công thì không nên ngồi lại chiếc ghế này. "Ông Phạm Ngọc Viễn xứng đáng ngồi ghế CEO Tổng thư ký. Bởi nếu kết hợp Tổng giám đốc VPF và Tổng thư ký VFF là một người thì công việc bổ sung rất tốt, không còn chồng chéo", ông Hải nhìn nhận.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%