Julie Lythcott - nguyên trưởng khoa phụ trách sinh viên năm nhất, ĐH Stanford - đã chia sẻ những kỹ năng một thanh niên 18 tuổi cần phải có.
|
Bà Julie Lythcott viết tất cả kinh nghiệm của mình trong cuốn sách How to Raise an Adult: Break Free of the Overparenting Trap and Prepare Your Kid for Success của bà. Những chia sẻ giống như lời cảnh báo gửi tới các bậc phụ huynh ngày nay.
Thanh niên 18 tuổi cần phải có những kỹ năng sống để thành công. Ảnh: Business Insider.
1. Nói chuyện với người lạ
Người lạ là: Giảng viên, trưởng khoa, các cố vấn, chủ nhà, nhân viên cửa hàng, quản lý nhân sự, đồng nghiệp, nhân viên ngân hàng, lái xe buýt…
Chúng ta thường dạy bọn trẻ không nên nói chuyện với người lạ thay vì dạy chúng cách phân biệt một số ít người xấu với rất nhiều người lạ tốt. Hậu quả là bọn trẻ không biết cách bắt chuyện với người lạ để nhờ giúp đỡ, xin hướng dẫn, chỉ đường - những việc mà chúng cần trong thế giới thực.
2. Tìm đường
Tìm đường trong khuôn viên trường, trong thị trấn hay trong thành phố mà đứa trẻ của bạn đang làm việc, học tập.
Chúng ta thường đưa con cái tới mọi nơi, ngay cả khi chúng đi xe buýt, xe đạp hay đi bộ, chúng ta cũng luôn muốn đi theo. Vì thế, trẻ không biết đường đi từ chỗ này sang chỗ kia, không biết lựa chọn phương tiện để đi, không biết khi nào thì cần đổ đầy xăng…
3. Tự lo công việc của mình
Chúng ta hay nhắc nhở bọn trẻ về bài tập về nhà, đôi khi còn giúp chúng làm bài, đôi khi còn làm hộ chúng luôn. Vì thế, bọn trẻ không biết cách chọn việc nào ưu tiên làm trước, không biết làm đúng thời hạn hay quản lý khối lượng công việc của mình nếu không có người nhắc nhở.
4. Làm việc nhà
Các phụ huynh thường không yêu cầu trẻ làm nhiều việc nhà vì sợ ảnh hưởng đến học tập và các hoạt động ngoại khóa. Vì thế, trẻ không biết cách chăm sóc cho nhu cầu của bản thân, thiếu tôn trọng nhu cầu của người khác, không biết chia sẻ một cách công bằng việc nhà với các thành viên khác trong gia đình.
5. Tự giải quyết chuyện riêng
Chúng ta thường tự cho mình cái quyền bước vào cuộc sống của trẻ để giải quyết những hiểu nhầm, an ủi mỗi khi trẻ bị tổn thương. Vì thế, trẻ không biết cách đối mặt hay giải quyết những xung đột mà không có sự can thiệp của chúng ta. Một thanh niên 18 tuổi cần phải tự làm được việc này.
6. Đối mặt với những thăng trầm trong cuộc sống
Những khóa học, những kỳ thi, giáo viên khó tính, ông chủ, và nhiều vấn đề khác…
Phụ huynh thường có thói quen can thiệp khi mọi thứ trở nên khó khăn: giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ, nới lỏng hạn cuối, nói chuyện với người lớn… Vì thế, trẻ không biết rằng trong cuộc sống hằng ngày, mọi thứ sẽ không diễn ra theo cách mà trẻ muốn.
7. Biết kiếm tiền và quản lý tiền bạc
Chúng không đi làm thêm, luôn nhận tiền của bạn để chi cho bất cứ nhu cầu nào của bản thân. Chính vì thế mà trẻ không có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ trong công việc, không có trách nhiệm với ông chủ - người không yêu chúng vô điều kiện như bạn.
8. Chấp nhận mạo hiểm
Chúng ta hay vẽ sẵn toàn bộ con đường cho trẻ, giúp trẻ tránh mọi cạm bẫy hay ngăn chặn những sai lầm có thể xảy ra. Vì thế, trẻ không thể hiểu rằng thành công chỉ đến sau khi đã cố gắng, đã thất bại, rồi lại tiếp tục cố gắng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn