Đạp xe qua mỏm đá tại Moher hay bước đi trên con đường cực hẹp ở độ cao 1.500 m là những trải nghiệm thót tim nhưng ai cũng muốn thử một lần mạo hiểm.
Đường núi 'dựng tóc gáy' trên thế giới |
1. Mỏm núi Moher, Ireland
Mỏm đá tử thần ở Ireland.
Tuy chỉ nằm ở độ cao khoảng 215 m so với Đại Tây Dương nhưng mỏm núi Moher tại Ireland được xếp vào một trong những đường núi “khủng khiếp” nhất thế giới. Với những nếp gấp khúc ngang sườn núi, con đường ở đây dường như chỉ đủ đặt một bàn chân hoặc bánh xe đạp đi qua.
Ngay bên con đường nhỏ chạy dài suốt 8 km ngang sườn núi phía Tây này là vách núi thẳng đứng lao thẳng xuống Đại Tây Dương với bờ nước gập ghềnh đá. Tuy nhiên, mỗi năm, địa điểm này đón tới hơn một triệu du khách dũng cảm từ khắp nơi đổ về, tham gia leo núi và thậm chí là tổ chức những tour xe đạp đi ngang qua mỏm núi này.
2. Đường triền núi Ebenalp, Thụy Sĩ
Con đường ghép gỗ quanh vách đá.
Nằm ở đỉnh cực bắc của dãy núi Alps Appenzell, đỉnh Ebenalp có độ cao tới 1.640 m là một điểm leo núi nổi tiếng tại Thụy Sĩ, thu hút hơn 200.000 khách du lịch mỗi năm. Ebenalp có những đường đi chênh vênh và hẹp, chỉ được lắp ghép bằng gỗ với thành ngăn với vách thung lũng sâu bên dưới vô cùng thấp.
Khách du lịch thường phải đi qua con đường nguy hiểm này sau khi đi cáp treo từ Wasserauen lên tới nhà ga, để đến các hang động kỳ bí từ thời tiền sử nằm tại Wildkirchli. Dọc con đường bộ ấn tượng này còn có một mạng lưới các túp lều đủ màu sắc từ thời xưa vẫn còn tồn tại nguyên vẹn tới ngày nay.
3. Con đường vua El Caminito del Rey, Tây Ban Nha
Con đường được làm từ gỗ và những thanh kim loại nâng đỡ.
El Caminito del Rey được mệnh danh là “con đường Vua” vì hình thành từ những thanh gỗ chỉ rộng gần một mét và đỡ bằng các thanh kim loại mỏng với khoảng cách xa. Cung đường này dài hơn một km và nằm ở độ cao 300 m so với con sông phía dưới đầy những gờ đá và đá tảng gập ghềnh.
Con đường vua được xây dựng từ tận năm 1905 cho các công nhận đi lại giữa 2 nhà máy thủy điện vùng El Chorro ở Tây Ban Nha, và vẫn còn tồn tại tới tận ngày nay mà không hề được tu sửa. Người leo núi trước đây thậm chí còn phải nhảy qua 2 đoạn đường cách nhau do gỗ đã bị gãy. Tuy nhiên, sau khi xảy ra tai nạn chết người của 2 người đi bộ, chính quyền đã đóng cửa con đường năm vào năm 2000.
4. Núi Hoa Sơn, Trung Quốc
Con đường tử thần trên núi Hoa Sơn, Trung Quốc.
Núi Hoa Sơn có độ cao lên tới 2.161 m nằm ở công viên Quốc gia Hoa Sơn, được mệnh danh là một trong 5 ngọn núi vĩ đại với vách đá dốc nhất Trung Quốc. Trên đỉnh núi có một số tu viện cổ của các đạo sĩ từ xưa, là điểm hấp dẫn du khách tới thăm thú sau khi vượt qua cung đường nguy hiểm quanh núi.
Con đường quanh núi Hoa Sơn còn được biết đến là đường mòn đi bộ nguy hiểm bậc nhất thế giới. Để lên đến đỉnh núi, du khách phải băng qua những nấc thang chênh vênh được đính vào vách đá cao chót vót. Đoạn đường này được coi là nỗi ám ảnh khi người đi buộc phải băng qua những nấc thang bằng gỗ sơ sài, hẹp và một sợi xích để bám vào mà không có hàng rào bảo vệ. Cho tới nay chưa có thống kê chính thức nhưng những báo cáo cho thấy ít nhất 100 vụ tử nạn đã xảy ra trên cung đường này.
5. Núi Huayna Picchu thuộc Machu Picchu, Peru
Con đường mòn lên núi Huayna Picchu.
Ngọn núi Huayna Picchu thuộc quần thể thành phố bị mất Machu Picchu của người Inca tại Peru là một trong những đường leo núi đáng sợ nhất thế giới, và thậm chí còn được mang tên “Cung đường tử nạn”. Đỉnh Huayna Picchu cao khoảng 2.720 m trên mực nước biển và cao hơn Machu Picchu tới 360 m.
Từ xưa, người Inca đã xây dựng những đền thờ trên đỉnh ngọn núi cao nhất Machu Picchu này, kèm theo một đường mòn để lên tới đền. Con đường chỉ bao gồm một cầu thang leo cổ cao khoảng 305 m, đầy đống đổ nát và đá trơn trượt, với những góc cua đột ngột sát vách đá rất dễ dàng rơi xuống. Khi trời nhiều mây, việc leo thậm chí còn khó khăn hơn vì du khách thường không nhìn được xa và chỉ có dây cáp thép cũ hỗ trợ. Tuy nhiên, nơi đây thường đóng cửa vào mùa mưa, và một ngày chỉ giới hạn 400 người được đăng ký tới thăm Huayna Picchu.
6. Núi Roche Veyrand, Pháp
Cung đường trên núi Roche Veyrand.
Quanh nước Pháp có tới 120 cung đường leo núi nguy hiểm với chỉ ván gỗ, thang leo cố định hoặc những cây cầu gỗ chỉ đủ đặt vừa một bàn chân. Roche Veyrand là một ví dụ điển hình nhất cho những thử thách này. Đây là ngọn núi cao 1.29 m so với mực nước biển, nằm trong dãy núi Charteuse thuộc Savoie. Và cung đường leo núi cheo leo nằm tại khu vực dãy Alpes Rhone và kéo dài tới vùng Đông Nam đất nước.
Đi hết con đường vô cùng khó khăn bao gồm những cây cầu gỗ bé nhỏ đặt nối giữa hai mỏm đá với những phiến đá đủ chắc để bám vào, du khách có thể đến được thung lũng Entrmonts tuyệt đẹp. Thông thường, một người phải mất ít nhất 2 giờ đồng hồ để đi qua được cung đường đáng sợ này.
7. Vách núi Thiên Môn, Trung Quốc
Đường lên cửa thiên đường - Thiên Môn.
Thiên Môn – cửa thiên đường, đúng như tên gọi của nó, là một ngọn núi cao gần 1.500 m, phần lớn luôn chìm trong sương và mây. Dường như để giúp khách du lịch chứng tỏ lòng thành và quả cảm khi tới được cửa thiên đường, nơi đây cho xây một đường trên không hoàn toàn bằng kính chịu lực dài tới 60 m nằm ở độ cao 1.432 m so với mực nước biển trên vách núi này.
Những người không chịu được độ cao khi nhìn thẳng từ trên xuống thông qua lớp kính trong suốt thường phải chọn chuyến viếng thăm vào ngày nhiều sương mây hoặc mùa lạnh có tuyết. Tuy nhiên, cảm giác đứng ở độ cao gần 1.500 m nhìn thẳng được xuống đáy thung lũng và vách đá thẳng đứng cũng là một trò chơi can đảm đáng để thử. Ngoài ra, không ai được phép chạy nhảy để thử độ bền của con đường để đảm bảo sự an toàn cho người tham quan.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%