Món ăn từ gạo của Indonesia không nên bỏ qua khi ghé đất nước này: Nasi Goreng, cơm chiên dùng cùng thịt truyền thống, Babi Guling...
![]() |
5 đặc sản ngon khó cưỡng từ gạo của Indonesia |
1. Nasi goreng
Ngoài màu sắc của những hạt cơm chiên chắc hạt, đậm vị, Nasi goring còn mê hoặc du khách với số lượng phong phú của hàng loạt món ăn kèm như rau sống, nước sốt, trứng, tôm, bắp cải, thịt truyền thống….
Cơm chiên Nasi Goreng khá phong phú về màu sắc của hạt cơm
Đặc biệt, vì được chiên cùng me, ớt nên phần cơm chiên của Nasi goring có vị chua, cay khó cưỡng.
2. Babi Guling
Có nguồn gốc từ hòn đảo xinh đẹp Bali, Bali Guling, đặc sản được chế biến từ heo sữa quay và gào còn được nhiều du khách gọi đùa là món nướng 2 lần.
Lần đầu tiên là công đoạn quay những chú heo sữa có kích thước vừa phải. Sau khi heo sữa được quay chín, giòn đều, thơm lừng, đầu bếp hoặc người bán sẽ cắt thịt heo thành những miếng vừa ăn, trộn chung với gạo, hẹ tây, tỏi, gừng, nghệ, hạt tiêu, rau thơm, riềng, ớt, sả… rồi tiếp tục quay trên lửa nóng 5 giờ, sao cho vị ngọt, thơm của thịt và gia vị thấm đều vào cơm.
Điểm nhấn hấp dẫn của món ăn là phần da heo giòn tan, vàng ruộm được cho lên đĩa như một phần của trang trí.
3. Nasi Kuning
Kuning là món ăn được làm từ một loại gạo vàng đặc biệt thường được người dân Bali dùng trong các dịp lễ hội, cúng tế. Sau khi được nấu chín khéo léo với nước cốt dừa, nước hầm gà, gia vị thơm, cơm được nắn thành nắm như ngọn tháp.
Nasi Kuning thường được dọn ra trên đĩa lớn và được bài trí khá hài hòa theo tỷ lệ thịt, trứng, cá, rau xanh… Nên mới nhìn vào, món ăn trông như một bức tranh sinh động và đầy sức sống.
4. Nasi Uduk
Nasi Uduk hay còn gọi là cơm nước cốt dừa, tên gọi này xuất phát từ cách chế biến của món ăn. Ngoài hương thơm dậy của chén cơm nấu cùng nước cốt dừa, Nasi Uduk còn mời gọi du khách với hàng loạt món phụ khác như thịt tẩm gia vị, cá, thịt gà, trứng luộc, xốt ớt và bánh quy giòn.
Tất nhiên, khi trình bày ra đĩa, gia vị không thể thiếu của các món cơm Indonesia là hành tây rán.
5. Tempeh
Tempeh là món bánh làm bằng đậu nành và bột gạo qua dạng lên men thường được chiên giòn và có mầu xám đậm được bán trên thị trường dưới hình thức tươi hay đông lạnh.
Ngoài Tempeh truyền thống, để phù hợp với khẩu vị của du khách, người bán cũng biến tấu món ăn này theo khẩu vị của người Tây phương như Tempeh Burgers, Tempeh với salad và cà chua…
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu


-
Nghỉ lễ 30/4 đi đâu? Đừng quên Việt Nam có 'bản làng trên mây' nằm ở độ cao hơn 2.000m đẹp như tiên cảnh
-
Du lịch Nha Trang hè này nhất định phải biết: 10 hành vi này bị cấm ở khu vực bờ biển
-
Người Việt Nam có thể tiêu tiền Việt khi đến những quốc gia này, thoải mái du lịch mà chẳng cần lo đổi tiền
-
Hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam: Tuổi đời hơn 200 triệu năm, được ví như ‘viên ngọc xanh của nhân loại’




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển