Nguyễn Kiến Trúc Giang tốt nghiệp đại học năm 20 tuổi với bằng ưu hạng nhất, 25 tuổi hoàn thành xong chương trình tiến sĩ của Trường đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore). Mỗi ngày, anh hướng dẫn hơn 30 sinh viên thực hiện luận án.
|
Trúc Giang sinh năm 1986, đang giảng dạy và nghiên cứu những dự án khoa học mang tính cộng đồng cao tại Singapore. Hiện tại Trúc Giang đang hướng dẫn nghiên cứu cho hai sinh viên Việt Nam là Lưu Thanh Thùy (huy chương đồng sinh học năm 2005, 2006) và Nguyễn Thị Kim Ngân (huy chương bạc sinh học năm 2005).
Gặp Nguyễn Kiến Trúc Giang, ít ai có thể nghĩ chàng trai trẻ này đã có hàng loạt công trình nghiên cứu, đang hướng dẫn hơn 30 sinh viên Singapore thực hiện luận án tốt nghiệp và báo cáo thực tập mỗi ngày. Trúc Giang còn là người đại diện Việt Nam đọc tham luận tại hội thảo khoa học ở Nhật Bản (The Japan peptide symposium), Hàn Quốc (The Korea biotechnology symposium) và hơn bốn lần xuất hiện tên tuổi trên các tạp chí khoa học về hóa sinh lớn nhất trên thế giới (The Journal of Biological Chemistry và Angewandte Chemie).
Nguyễn Kiến Trúc Giang làm việc trong phòng thí nghiệm
Tuổi thơ nhọc nhằn
Trúc Giang lớn lên trong sự kỳ vọng của mẹ là nhà giáo một mình nuôi hai con. Giang chia sẻ: “Ngày còn học cấp II, cấp III, mình xách cặp táp lọc cọc đi học. Người thì ốm đen, dép đứt quai, tóc tai bù xù, cứ thế đi bộ mấy cây số đến trường. Mình vừa đi vừa cầm sách theo đọc cho quên đường xa. Có lần đi ngang vài quán cà phê, ai cũng tưởng mình bán vé số nên gọi vào mua cho vài tờ”.
Lên cấp III học ở trường chuyên Tiền Giang, Giang đã ấp ủ giấc mơ du học. Giang đạp xe mỗi ngày hơn 15 cây số lên nhà thầy mượn sách toán, hóa bằng tiếng Anh về tập làm cho quen. Có lần bạn bắt xe đò từ Gò Công, Tiền Giang lên một trung tâm tiếng Anh lớn ở TP. HCM để... mượn sách đọc nhưng bị từ chối thẳng thừng...
Tự học, trao đổi sách, tài liệu với một người bạn đang học tiếng Anh, vậy mà Trúc Giang đậu vào cả hai trường: Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Kỹ thuật Nanyang (NTU). Trúc Giang đã chọn NTU với ngành y sinh yêu thích để theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu.
Đam mê với khoa học
Với việc nghiên cứu công nghệ thuốc kháng khuẩn, Giang phải ngồi lì ở phòng khoa học của trường đến 4 giờ sáng, ba lần một tuần. Công việc của Giang là chọn những cây thuốc trong y học cổ truyền, chú trọng vào những nguyên tố nhỏ, hàm lượng protein để tìm ra hợp chất mới kháng lại vi khuẩn. Từ ngày đầu tiên chập chững cho đến hôm nay, Trúc Giang đã tìm được hơn 200 loại hợp chất mới.
Trúc Giang thường quan niệm: “Đã làm phải làm hết sức mình. Mình không được phí phạm bất kỳ điều gì”. Đó là vào năm cuối đại học, để tiết kiệm chi phí, Giang phải tốt nghiệp sớm. Chỉ trong một học kỳ Giang học và nghiên cứu tất cả các môn của năm 4. Với cường độ học tập từ 9 giờ sáng đến sáng hôm sau, kể cả thứ bảy và chủ nhật, sụt mất 8 kg, Trúc Giang đã nhận được tấm bằng đại học loại ưu hạng nhất và tốt nghiệp sau hơn ba năm rưỡi.
Khi hỏi về ước mơ của vị tiến sĩ trẻ tuổi, Trúc Giang rất hào hứng: “Giang muốn thành lập một doanh nghiệp có thể giúp các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam khó khăn được theo đuổi ước mơ đam mê nghiên cứu khoa học của mình”.
- Cô gái chi hơn 4 tỷ cho 25 cuộc phẫu thuật thẩm mỹ tiết lộ những bức ảnh chưa chỉnh sửa trong quá khứ, lột xác đến ngỡ ngàng
- Tìm kiếm nhiều khách hàng, công ty truyền thông Jun88 tuyển dụng nhân viên SEO
- Bán nhà, cõng mẹ bị liệt đi du lịch khắp đất nước
- Vàng tăng không thể mua, người trẻ lấy chi phí đâu để… cưới?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?